Tình thế tranh giành chức quyền trong nội bộ đảng Việtcộng tiền đại hội XI, hiện bước vào giai đoạn quyết liệt nhất. Điều bất lợi cho Việtcộng là hiện nay họ phải lựa chọn giữa hai thế đứng quốc tế. Một là vẫn trung thành với chủ nghĩa Mác Lê Hồ chết tiệt đễ ngoan ngoãn làm đầy tớ cho quan thầy Trungcộng. Hai là phải dân chủ hóa chế độ để đứng chung hàng ngũ tự phòng thủ với Asean- Hoakỳ- Thế giới. Kể từ Đại Hội 7 đến nay thì vai trò chỉ đạo và đưa đẩy lên chức vụ cầm đầu đảng, phần lớn là nằm trong tay Bắckinh, thông qua các cựu lãnh tụ khóa trước. Nhưng nay tình thế đã khác. Toàn đảng, toàn quân, toàn dân đang dấy lên phòng trào chống giặc Tầu xâm lăng. Quốc tế đang dồn nhiều nỗ lực vào việc Dân Chủ Hoá Việtnam để cùng với Asean và Thế Giới đủ sức ngăn Bành Trướng Trungcộng.
Hai khuynh hướng này đương nhiên phải diễn ra ở kết quả của cuộc xếp sắp vai trò lãnh đạo của Việtcộng trong kỳ đại hội đảng tháng giêng năm 2011 tới. Vì thực tế Cộng đảng đang nắm quyền tại Việtnam. Đến hôm nay có thể cả Tầu lẫn Mỹ đều biết họ đã và đang làm gì với cái đại hội mất hướng này. Nhưng về phía Việtcộng thì vẫn nhắm mắt đấu đá nhau túi bụi, để tranh ghế Tổng Bí Thư thay cho Nông Đức Mạnh, giữa Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Hồ Đức Việt, Phạm Quang Nghị. Hiện nay Nông Đức Mạnh cũng đang ra sức sắm vai trò của Mười-Anh-Kiệt trước kia, để đưa Nguyễn Phú Trọng, với chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa phế thải, thân Tầu lên làm Tổng Bí Thư, tranh với Nguyễn Tấn Dũng là ngôi sao đang lên trên trường quốc tế, mà lại đang xuống trước mắt người dân vì vụ Bauxite,Vinashin và Tham nhũng . Nên mới có hiện tượng độc đáo tại cái Quốc Hội bù nhìn Việtcộng là Nguyễn Minh Thuyết đòi bỏ phiếu tín nhiệm TT Nguyễn Tấn Dũng và nội các của Dũng. Trong khi đó Trương Tấn Sang, Hồ Đức Việt, Phạm Quang Nghị cũng tăng cường tranh thủ trong nội bộ với những đòn ngầm hung hãn.
Đột nhiên, ngày 10/11/2010, một cuộc tập trận chống khủng bố quy mô lớn, với sự tham gia của đặc nhiệm hải quân, lục quân, không quân, bộ binh, thiết giáp...gồm cả công an, có hơn một ngàn binh lính vũ trang tham dự, diễn ra tại khu vực cầu Chương Dương, trên sông Hồng, ngay thủ đô Hànội. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bộ trưởng Quốc Phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Công An, đại tướng Lê Hồng Anh. Bản tin báo Tuổi Trẻ cho biết: “Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng đã tổ chức diễn tập trên sông Hồng chống tổ chức VT”. Hai chữ VT đốì với người trong nước thì chẳng ai biết nó là cái gì. Dư luận quốc tế cũng không thèm để ý. Còn người Việt hải ngoại thì cho đây là trò hề, sản phẩm tưởng tượng của Việtcộng. Người biết truyện thì coi đó là việc ‘dùng đại bác bắn ruồi’, để che dấu một âm mưu khác.
Thế rồi có tin về nhân vật số 2 của bộ Quốc Phòng Việtcộng, thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng Tham Mưu quân đội, thứ trưởng QP đột nhiên qua đời vào ngày 13/11/2010, ở tuổi 59. Tướng Nghiên từng giữ vai trò ‘đối ngoại an ninh’. Theo BBC, tướng Nghiên “từng phát biểu, có vẻ thân tướng Giáp”. Nhớ lại, hồi năm 1986, hai tướng giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội là Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn cũng theo nhau từ trần đột ngột trong cùng năm đó, dẫn tới việc tướng Đoàn Khuê, rồi Lê Đức Anh nắm trọn quân đội. Buộc dư luận phải hiểu đang có biến cố đặc biệt nào đó đã diễn ra trong nội bộ quân đội. Lẽ đương nhiên một viên Tổng Tham Mưu quân đội, người trực tiếp điều hành quân lực qua đời, dù là ở tình huống nào thì cũng phải có người khác lên thay. Xem ra quyền lực đang được tập trung trong tay tướng Phùng Quang Thanh, người chỉ đạo cuộc diễn tập trận chiến trên đầu Bộ Chính Trị ở ngay thủ đô Hànội.
Dư luận chưa quên, biến cố Thái Bình trước đại hội đảng kỳ VIII năm 1997, công an bất lực, quân đội được viện cầu tới thu dọn đấu trường, tạo thế cho tướng Lê Khả Phiêu lên nắm chức Tổng Bí Thư, nhưng rồi chỉ một khóa, Bắckinh đã xuống tay hạ bệ Phiêu, vì họ biết rõ, Phiêu đã đi ngầm với Mỹ để Việtnam được hưởng quy chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn- PNTR trước Tầu. Tuy Lê Khả Phiêu đã chịu khuất phục Bắckinh không dám ký với Mỹ trước quan thầy. Nhưng Tầu vẫn chẳng tha, dùng 3 viên cố vấn ‘tối om’ là Đỗ Muời, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt hợp tác đánh Phiêu. Nhưng người quyết định cuối cùng hẫt cẳng Lê Khả Phiêu lại là tướng Phạm Văn Trà bộ trưởng Quốc Phòng.
Xem vậy, chuyến này, dù Phùng Quanh Thanh chưa đủ sức vận dụng quân đội làm hậu thuẫn để ngồi vào chức Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước, để hợp nhất Đảng và Nhà Nước vào làm một, chấm dứt 2 hệ thống Đảng Lãnh Đạo, Nhà Nước Quản Lý để biến Đảng Cộng Sản Độc Tài Toàn Trị Vô Trách Nhiệm, thành Chính Đảng Cầm Quyền, chịu sự chế tài trước Luật Pháp Quốc Gia, như ở thế giới hiện nay, thì Phùng Quang Thanh cũng đang có tư thế nắm được quyền bình định nội bộ đảng. Nếu Việtcộng vẩn duy trì chế độ Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý với thứ “Tam Đầu Chế”: Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng như hiện nay, hay là “Ngũ Đầu Chế” để giàn hòa cuộc tranh giành đang diễn ra, mà Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư. Nguyễn Tấn Dũng làm chủ tịch nước, Trương Tấn Sang làm thủ tướng, Hồ Đức Việt thường trực bí thư, Phạm Quang Nghị chủ tịch Quốc Hội. Hoặc là thay đổi vị trí giữa năm người này với nhau thì đó là thảm hoạ cho đất nước.
Vì dù Trungcộng không còn đủ tư thế trực tiếp ra lệnh cho lãnh đạo Việtcộng, như từng ra lệnh cho Nông Đức Mạnh và bè lũ nữa. Nhưng với một bày lãnh đạo vừa tham lam, vừa thiển cận, vừa dốt nát. Hèn yếu trước ngoại địch, mà tàn nhẫn với đồng bào như: Nguyễn Phú Trọng chỉ có tầm nhìn lạc hậu Mác-Lê-Hồ. Nguyễn Tấn Dũng chỉ có khả năng ‘hoạt đầu’ che chắn. Trương Tấn Sang thì thủ đoạn vặt vãnh. Hồ Đức Việt và Phạm Quang Nghị chỉ là loại theo xuôi. Không có ai đủ tầm vóc lãnh tụ để lèo lái con thuyền Việtnam trước cơn sóng dữ của thời thế. Không có người đại chí lo cho Dân, cho Nước để đảm nhận vai trò chính quyền chuyển tiếp, bằng những công trình Dân Chủ Hoá Chế Độ. Tự Do Hoá Xã Hội, Tư Hứu Hóa Ruộng Đất…nhằm khơi dậy tiềm năng Văn Hóa Dân Tộc trong toàn dân, để Quốc Gia Chủ Động gia nhập tiến trình Toàn Cầu Hoá kinh tế và Dân Chủ Hóa toàn cầu. Trungcộng chỉ mong có thế, để Việtnam vĩnh viễn là một nước lạc hậu, nghèo nàn nằm sát hông Trungcộng. Nếu Việt nam vẫn ở trong tình trạng nêu trên, thì dù Hoakỳ và thế giới có đổ tiền của, năng lực vực dậy Việtnam, để hy vọng thành những Con Rồng Châu Á thì cũng hoài công, vì bản chất của Việtcộng trước sau gì cũng chỉ là Loài Dun. Đã đến lúc toàn dân, toàn quân phải lên tiếng khẳng định, mình không phải đồng loại với Việtcộng.
* Little Saigon ngày 23/11/2011.
-Lý Đại Nguyên-
Từ ngày Việtnam chính thức bước vào sinh hoạt mở rộng trên trường quốc tế, thì cái chế độ “nửa dơi, nửa chuột” Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý của Việtcộng tỏ ra quá lạc lõng, làm khó cho các nước Dân Chủ, nhưng lại là một ưu thế đối với Trungcộng. Chính phủ ở các nước Dân Chủ khi giao tiếp với Việtcộng thì chỉ có thể giao tiếp, cũng như ký kết các văn bản pháp lý với Chính Phủ quản lý nắm vai trò thừa hành, chứ không trực tiếp ký với Người Lãnh Đạo đảng là tổng bí thư, vì lãnh tụ đảng Việtcộng trong công pháp quốc tế không phải là người đại diện hợp pháp của quốc gia, mặc dù Hiến Pháp Việt Cộng ở Điều 4 đã tiếm quyền Quốc Dân, để quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộngsản đối với Nhà Nước, nhưng Hiến Pháp và Luật Pháp của Việtcộng lại không quy định Tổng Bí Thư là Nguyên Thủ Qưốc Gia, có quyền lãnh đạo Nhà Nước. Thế nên những văn bản mà các nước Dân Chủ ký với Việtcộng, hay chính phủ Việtcộng ký vào các Công Ước Quốc Tế thường bị Việtcộng không nghiêm chỉnh thi hành. Bởi vì thường bị lãnh đạo đảng lật lọng, xếp xó. Chỉ trừ Trungcộng khi nắm đầu được Tổng Bí Thư Việtcộng rồi thì toàn đảng, chính phủ, quân đội, công an đều phải răm rắp tuân hành. Chính vì thế Việtnam mới từ từ rơi vào vòng nô lệ cho Trungcộng.
Sau ngày Liênxô sụp đổ, hệ thống Cộngsản Quốctế tan rã, sinh hoạt trên chính trường quốc tế mở rộng, sự giao hảo giữa các nước không phân biệt chế độ chính trị nữa, thì Trungcộng đã rút kinh nghiệm bang giao quốc tế, biết chủ động hợp pháp hóa vị thế của Tổng Bí Thư, bằng cách cho kiêm chức Chủ Tịch Nước, kể từ thời Giang Trạch Dân. Họ Giang đã tự xây dựng vị trí lãnh tụ của mình với chủ thuyết “Tam Cá Đại Biểu”. Đến Hồ Cẩm Đào thì đưa ra chủ thuyết “Xã Hội Hài Hòa”. Rồi đảng tiếp tục tạo ra người thừa kế. Loại bỏ chế độ “song trùng” quy về một mối đảng và chính phủ trở thành một, để độc quyền thống trị Quốc Dân và chủ động bang giao Quốc Tế. Mặc dù Việtcộng là học trò trung thành của Trungcộng, nhưng Trungcộng vẫn không để cho Việtcộng tập trung quyền lực giữa đảng và chính phủ, vẫn duy trì chế độ ‘song trùng’ bất lực tại Việtnam, để cho Việtcộng không thể chủ động có thực quyền điều hành đất nước, phát triển kinh tế, ngang hàng, hay qua mặt Trungcộng trên trường quốc tế.
Chế độ ‘song trùng’ trì trệ Việtcộng không những là gánh nặng cho ngân sách quốc gia, phải nuôi 2 hệ thống đảng và chính phủ song hành, còn tạo ra một hệ thống thực quyền mà vô trách nhiệm, tùy tiện tham ô, đứng trên luật pháp, tạo ra luật pháp, thi hành luật pháp, khống chế luật pháp, mà không bị bất cứ thế lực nào chế tài, kể cả công luận. Vì Việtnam hiện nay chỉ có một đảng Việtcộng độc quyền lãnh đạo cả Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, báo chí, truyền thanh, truyền hình đều nằm trong tay đảng Việtcộng. Đảng lại còn muốn kiểm soát luôn thông tin trên mạng nữa. Đối với Quốc Dân thì đảng Việtcộng hiện nay đã là độc tài toàn trị. Nhưng dù sao cũng tự giới hạn bằng chế độ ‘song trùng’ lưỡng đầu của chính họ. Nội trị tuy tha hồ tùy tiện thao túng chính quyền, luật pháp, kinh tế… Khiến cho chức Thủ Tướng coi về quản lý hành chánh trở thành bù nhìn, không có quyền truất nhiệm viên chức dưới quyền, quyền đó thuộc về tổ chức đảng. Chính vì vậy, mặc dù Nguyễn Tấn Dũng hiện nay là chủ tịch chỉ đạo Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng Quốc Gia, mà không dám động đến lông chân của bọn tham nhũng gộc. Trong đó lẽ cố nhiên có cả đương sự nữa. Nhưng đối với quốc tế thì vị thế của đảng không được coi trọng, hoặc cố ý không coi trọng để nâng vai trò đối tác của chính phủ lên ngang tầm với quốc tế.
Đó là lý do khiến Trung Ương Đảng Việtcộng đưa ra chủ trương: Bí Thư kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân các cấp. Để nhất thể hóa chức danh Bí Thư và Chủ Tịch, nhằm làm bộ máy cai trị gọn nhẹ, việc điều hành nhanh chóng, kịp thời không bị, chồng chéo, ách tắc. Như vậy, không biết trong kỳ Đại Hội XI này, đảng Việtcộng có dám chơi ngang tầm với quan thầy Bắckinh là để Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước hay không? Hay vẫn chọn một viên Tổng Bí Thư bù nhìn kiểu Nông Đức Mạnh, một Chủ Tịch Nước đần độn như Nguyễn Minh Triết, một Thủ Tướng luồn lọt như Nguyễn Tấn Dũng, để cho 15 ủy viên Bộ Chính Trị thành ‘cá mè một lứa’. Rồi mọi quyết định quan trọng đến vận mệnh dân tộc đều do quan thầy Bắckinh chỉ đạo? Chế độ Việtcộng hiện nay tiếng là: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Nhưng cộng hòa của thứ xã hội chủ nghĩa chết tiệt đó, không phải là thề chế Cộng Hòa Phổ Cập Toàn Dân, trong đó mọi công dân đều có quyền trực tiếp phổ thông đầu phiếu, bầu lên những nhà lãnh đạo chính quyền của mình, mà Việtcộng chỉ áp dụng quy chế “đảng cử, dân bầu” ra Quốc Hội, và Hội Đồng Nhân Dân các cấp bù nhìn của đảng. Thế nên việc đảng chọn Tổng Bí Thư rồi đưa sang Quốc Hội bầu vào chức Chủ Tịch Nước, hoặc đảng bầu Bí Thư, rồi đưa cho Hội Đồng Nhân Dân các cấp thông qua thì quá nhẹ nhàng, không gì trở ngại.
Nhưng nhiều cựu viên chức cao cấp trong đảng lại muốn đi xa hơn nữa là góp ý “Dân Chủ Hóa đảng”. Một ngày, sau khi kết thúc Hội Nghị lần thứ 12 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ Chức Trung Ương, cho đăng bài viết trên ViệtnamNet rằng: “Muốn chọn người tài đức thì không có cách nào khác hơn là thực hiện dân chủ”. “Dân chủ không áp đặt, không cảm tình thiên vị và không cố chấp là những điều đảng phải làm, nếu muốn có cán bộ tốt cho Đại Hội lần thứ XI”. Ông Hương cũng đưa ra đề nghị: “Nên có một danh sách người có đủ khả năng cho chức vụ Tổng Bí Thư, thay vì chỉ có một người được đề nghị bỏ phiếu thông qua… và không phân biệt vùng miền, từng là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn người được cử giữ những vị trí quan trọng ở các kỳ đại hội trước đây”.
Một đảng gọi là lãnh đạo nhà nước, mà đảng viên không được bình quyền với nhau để ứng cử, bầu cử ra các người lãnh đạo của mình, như từ trước tới nay, thì đảng này chỉ là đảng giặc cướp, không thể gọi là Chính Đảng, hay Đảng Lãnh Đạo được nữa. Vì thế mà những đảng viên tự trọng, còn biết liêm sỉ và giác ngộ được quyền lợi của mình, không những phải đòi Dân Chủ Hóa đảng, mà còn phải có trách nhiệm đòi Dân Chủ Hóa chế độ cho toàn dân nữa mới đúng. Đối với những Người Đấu Tranh cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền ở trong và ngoài Việtnam hiện nay, thì tuyệt đối không để bị rơi vào bất cứ một giải pháp nào ở “Giai Đoạn Chuyển Tiếp” này. Vì ngay cả việc “Dân Chủ Hóa Đảng” cũng chỉ là sự Tập Trung Quyền Lực Đảng vào Chính Phủ để thống trị Quốc Dân, nếu Viêtnam chưa có Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Chính Đảng, Tự Do Nghiệp Đoàn, để Quốc Dân có thực quyền, thực lực tự làm chủ lấy mình, kiểm soát chế độ chính trị và phục hồi chủ quyền đất nước.
“phải thấu suốt 3 quan điểm chỉ đạo, trong đó kiên định các nguyên tắc cơ bản về đảng và xây dựng đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát triển, thể chế hóa những quan điểm mới có tính nguyên tắc về xây dựng đảng, nhất là quan điểm mới thể hiện trong Cương Lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội."
“phát huy dân chủ, trí tuệ trong thảo luận, tập hợp đầy đủ, trung thực ý kiến tham gia của đảng viên…”.
“Để có Ban Chấp Hành Trung Ương mạnh, đòi hỏi công tác nhân sự Đại Hội XI, của đảng phải làm sao đạt được những mục tiêu chung là lựa chọn, giới thiệu và bầu được những người không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, có năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám chiụ trách nhiệm vì lợi ích chung, có năng lực tham gia vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, có đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đoàn kết, có uy tín trong đảng và nhân dân”.
Sau ngày Liênxô sụp đổ, hệ thống Cộngsản Quốctế tan rã, sinh hoạt trên chính trường quốc tế mở rộng, sự giao hảo giữa các nước không phân biệt chế độ chính trị nữa, thì Trungcộng đã rút kinh nghiệm bang giao quốc tế, biết chủ động hợp pháp hóa vị thế của Tổng Bí Thư, bằng cách cho kiêm chức Chủ Tịch Nước, kể từ thời Giang Trạch Dân. Họ Giang đã tự xây dựng vị trí lãnh tụ của mình với chủ thuyết “Tam Cá Đại Biểu”. Đến Hồ Cẩm Đào thì đưa ra chủ thuyết “Xã Hội Hài Hòa”. Rồi đảng tiếp tục tạo ra người thừa kế. Loại bỏ chế độ “song trùng” quy về một mối đảng và chính phủ trở thành một, để độc quyền thống trị Quốc Dân và chủ động bang giao Quốc Tế. Mặc dù Việtcộng là học trò trung thành của Trungcộng, nhưng Trungcộng vẫn không để cho Việtcộng tập trung quyền lực giữa đảng và chính phủ, vẫn duy trì chế độ ‘song trùng’ bất lực tại Việtnam, để cho Việtcộng không thể chủ động có thực quyền điều hành đất nước, phát triển kinh tế, ngang hàng, hay qua mặt Trungcộng trên trường quốc tế.
Chế độ ‘song trùng’ trì trệ Việtcộng không những là gánh nặng cho ngân sách quốc gia, phải nuôi 2 hệ thống đảng và chính phủ song hành, còn tạo ra một hệ thống thực quyền mà vô trách nhiệm, tùy tiện tham ô, đứng trên luật pháp, tạo ra luật pháp, thi hành luật pháp, khống chế luật pháp, mà không bị bất cứ thế lực nào chế tài, kể cả công luận. Vì Việtnam hiện nay chỉ có một đảng Việtcộng độc quyền lãnh đạo cả Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, báo chí, truyền thanh, truyền hình đều nằm trong tay đảng Việtcộng. Đảng lại còn muốn kiểm soát luôn thông tin trên mạng nữa. Đối với Quốc Dân thì đảng Việtcộng hiện nay đã là độc tài toàn trị. Nhưng dù sao cũng tự giới hạn bằng chế độ ‘song trùng’ lưỡng đầu của chính họ. Nội trị tuy tha hồ tùy tiện thao túng chính quyền, luật pháp, kinh tế… Khiến cho chức Thủ Tướng coi về quản lý hành chánh trở thành bù nhìn, không có quyền truất nhiệm viên chức dưới quyền, quyền đó thuộc về tổ chức đảng. Chính vì vậy, mặc dù Nguyễn Tấn Dũng hiện nay là chủ tịch chỉ đạo Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng Quốc Gia, mà không dám động đến lông chân của bọn tham nhũng gộc. Trong đó lẽ cố nhiên có cả đương sự nữa. Nhưng đối với quốc tế thì vị thế của đảng không được coi trọng, hoặc cố ý không coi trọng để nâng vai trò đối tác của chính phủ lên ngang tầm với quốc tế.
Đó là lý do khiến Trung Ương Đảng Việtcộng đưa ra chủ trương: Bí Thư kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân các cấp. Để nhất thể hóa chức danh Bí Thư và Chủ Tịch, nhằm làm bộ máy cai trị gọn nhẹ, việc điều hành nhanh chóng, kịp thời không bị, chồng chéo, ách tắc. Như vậy, không biết trong kỳ Đại Hội XI này, đảng Việtcộng có dám chơi ngang tầm với quan thầy Bắckinh là để Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước hay không? Hay vẫn chọn một viên Tổng Bí Thư bù nhìn kiểu Nông Đức Mạnh, một Chủ Tịch Nước đần độn như Nguyễn Minh Triết, một Thủ Tướng luồn lọt như Nguyễn Tấn Dũng, để cho 15 ủy viên Bộ Chính Trị thành ‘cá mè một lứa’. Rồi mọi quyết định quan trọng đến vận mệnh dân tộc đều do quan thầy Bắckinh chỉ đạo? Chế độ Việtcộng hiện nay tiếng là: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Nhưng cộng hòa của thứ xã hội chủ nghĩa chết tiệt đó, không phải là thề chế Cộng Hòa Phổ Cập Toàn Dân, trong đó mọi công dân đều có quyền trực tiếp phổ thông đầu phiếu, bầu lên những nhà lãnh đạo chính quyền của mình, mà Việtcộng chỉ áp dụng quy chế “đảng cử, dân bầu” ra Quốc Hội, và Hội Đồng Nhân Dân các cấp bù nhìn của đảng. Thế nên việc đảng chọn Tổng Bí Thư rồi đưa sang Quốc Hội bầu vào chức Chủ Tịch Nước, hoặc đảng bầu Bí Thư, rồi đưa cho Hội Đồng Nhân Dân các cấp thông qua thì quá nhẹ nhàng, không gì trở ngại.
Nhưng nhiều cựu viên chức cao cấp trong đảng lại muốn đi xa hơn nữa là góp ý “Dân Chủ Hóa đảng”. Một ngày, sau khi kết thúc Hội Nghị lần thứ 12 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ Chức Trung Ương, cho đăng bài viết trên ViệtnamNet rằng: “Muốn chọn người tài đức thì không có cách nào khác hơn là thực hiện dân chủ”. “Dân chủ không áp đặt, không cảm tình thiên vị và không cố chấp là những điều đảng phải làm, nếu muốn có cán bộ tốt cho Đại Hội lần thứ XI”. Ông Hương cũng đưa ra đề nghị: “Nên có một danh sách người có đủ khả năng cho chức vụ Tổng Bí Thư, thay vì chỉ có một người được đề nghị bỏ phiếu thông qua… và không phân biệt vùng miền, từng là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn người được cử giữ những vị trí quan trọng ở các kỳ đại hội trước đây”.
Một đảng gọi là lãnh đạo nhà nước, mà đảng viên không được bình quyền với nhau để ứng cử, bầu cử ra các người lãnh đạo của mình, như từ trước tới nay, thì đảng này chỉ là đảng giặc cướp, không thể gọi là Chính Đảng, hay Đảng Lãnh Đạo được nữa. Vì thế mà những đảng viên tự trọng, còn biết liêm sỉ và giác ngộ được quyền lợi của mình, không những phải đòi Dân Chủ Hóa đảng, mà còn phải có trách nhiệm đòi Dân Chủ Hóa chế độ cho toàn dân nữa mới đúng. Đối với những Người Đấu Tranh cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền ở trong và ngoài Việtnam hiện nay, thì tuyệt đối không để bị rơi vào bất cứ một giải pháp nào ở “Giai Đoạn Chuyển Tiếp” này. Vì ngay cả việc “Dân Chủ Hóa Đảng” cũng chỉ là sự Tập Trung Quyền Lực Đảng vào Chính Phủ để thống trị Quốc Dân, nếu Viêtnam chưa có Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Chính Đảng, Tự Do Nghiệp Đoàn, để Quốc Dân có thực quyền, thực lực tự làm chủ lấy mình, kiểm soát chế độ chính trị và phục hồi chủ quyền đất nước.
- Little Saigong ngày 23/02/2010.
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Xuân Canh Dần 2010
-Lý Đại Nguyên-
“đã phát hiện những vụ tấn công mạng một cách tinh vi hồi trung tuần tháng 12/09 nhằm vào các tài khoản Gmail của các nhà hoạt động nhân quyền ở Trungquốc, và ít nhất còn có 20 công ty lớn khác cũng bị tin tặc tấn công tương tự”.
“Có thể sẽ chấm dứt hoạt động tại Trungquốc”.
“Những cáo buộc của Google đặt ra những câu hỏi và quan ngại nghiêm trọng, và muốn nghe một lời giải thích từ Trungquốc”.
“Nhà Trắng ủng hộ quyết định của tập đoàn Google”.
“Tổng thống Obama tin tưởng mạnh mẽ về những quyền phổ quát của mọi người trên toàn cầu, không một quốc gia nào được quyền ngăn chặn”.
“Tầm quan trọng của việc một hệ thống mạng mở không bị ngăn chặn”.
“Việc bán vũ khí sẽ đóng góp cho an ninh và ổn định giữa Đàiloan và Trungquốc”.
“Iran sẵn sàng chuyển uranium ra nước ngoài để tiếp tục làm giầu theo thỏa thuận đã đạt được với phương Tây”.
- Little Saigon ngày 02/02/2010.