Lý Đại Nguyên
Chuyến công du đầu tiên của Ngoại Trưởng Hillary Clinton của Chính Quyền Dân Chủ Mỹ, Barack Obama đến 4 nước Á Châu: Nhậtbản, Indonesia, Hànquốc và Trunghoa cộng sản, cho thấy chính sách ngoại giao của nước Mỹ vẫn đặt Á Châu ở hàng ưu tiên. Trong đó Nhậtbản là một Đồng Minh chiến lược trọng yếu toàn diện. Indonesia là một nước bạn mới, đông tín đồ ôn hòa nhất trong Thế Giới Hồi Giáo. Hànquốc là nước bạn tiền đồn của Mỹ, đối diện với Hàncộng ngang ngược. Và Trunghoa cộng sản là trọng tâm của chuyến công du của bà Clinton. Ở đây bà Clinton đã gặp hầu hết các lãnh tụ của Trung Nam Hải. Ngày 21-02-2009 Chủ tịch Trungcộng, Hồ Cẩm Đào đón tiếp Ngoại Trưởng Hoakỳ, Hillary Clinton tại Bắckinh. Đúng ngày này năm xưa, 21-02-1972, Mao Trạch Đông chủ tịch Trungcộng đã đón tiếp tổng thống Hoakỳ, Richard Nixon, mở đầu quan hệ Mỹ-Hoa. Lần này 2 bên đã làm việc chặt chẽ hơn về vấn đề khí hậu thay đổi, vấn đề an ninh, và giải quyết cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Nhưng điều đáng ghi nhận ở đây là Ngoại Trưởng Mỹ đã không đá động gì đến vấn đề Nhân Quyền, đang là nhu cầu khẩn thiết của toàn dân Trunghoa, cũng như toàn cõi Áchâu và toàn thể Thếgiới.
Các hội Nhân Quyền trên khắp thế giới đều quyết liệt phản đối, nhất là 2 tổ chức nhân quyền có uy tín quốc tế là Ân Xá Quốc Tế ở Anh và Human Rights Watch ỏ Mỹ. Việc không đề cập tới vấn đề Nhân Quyền không phải do chủ quan của bà Clinton, mà phải là phản ảnh Chính Sách Ngoại Giao Hoa Kỳ Đổi Mới của chính quyền Dân Chủ Obama. Vì khi ra đi, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ bà Hillary Clinton đã tuyên bố với báo chí rằng:
Sau cuộc gặp Hồ Cẩm Đào và các lãnh tụ cộng sản Trunghoa, bà Clinton tuyên bố:
Vì coi nhẹ vấn đề nhân quyền, không dám đặt vấn đề Nhân Quyền ra với lãnh đạo Bắckinh, bà Clinton đã bị Báo Wall Street Journal nặng lời phê phán là:
* Little Saigon ngày 24/02/2009.
Chuyến công du đầu tiên của Ngoại Trưởng Hillary Clinton của Chính Quyền Dân Chủ Mỹ, Barack Obama đến 4 nước Á Châu: Nhậtbản, Indonesia, Hànquốc và Trunghoa cộng sản, cho thấy chính sách ngoại giao của nước Mỹ vẫn đặt Á Châu ở hàng ưu tiên. Trong đó Nhậtbản là một Đồng Minh chiến lược trọng yếu toàn diện. Indonesia là một nước bạn mới, đông tín đồ ôn hòa nhất trong Thế Giới Hồi Giáo. Hànquốc là nước bạn tiền đồn của Mỹ, đối diện với Hàncộng ngang ngược. Và Trunghoa cộng sản là trọng tâm của chuyến công du của bà Clinton. Ở đây bà Clinton đã gặp hầu hết các lãnh tụ của Trung Nam Hải. Ngày 21-02-2009 Chủ tịch Trungcộng, Hồ Cẩm Đào đón tiếp Ngoại Trưởng Hoakỳ, Hillary Clinton tại Bắckinh. Đúng ngày này năm xưa, 21-02-1972, Mao Trạch Đông chủ tịch Trungcộng đã đón tiếp tổng thống Hoakỳ, Richard Nixon, mở đầu quan hệ Mỹ-Hoa. Lần này 2 bên đã làm việc chặt chẽ hơn về vấn đề khí hậu thay đổi, vấn đề an ninh, và giải quyết cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Nhưng điều đáng ghi nhận ở đây là Ngoại Trưởng Mỹ đã không đá động gì đến vấn đề Nhân Quyền, đang là nhu cầu khẩn thiết của toàn dân Trunghoa, cũng như toàn cõi Áchâu và toàn thể Thếgiới.
Các hội Nhân Quyền trên khắp thế giới đều quyết liệt phản đối, nhất là 2 tổ chức nhân quyền có uy tín quốc tế là Ân Xá Quốc Tế ở Anh và Human Rights Watch ỏ Mỹ. Việc không đề cập tới vấn đề Nhân Quyền không phải do chủ quan của bà Clinton, mà phải là phản ảnh Chính Sách Ngoại Giao Hoa Kỳ Đổi Mới của chính quyền Dân Chủ Obama. Vì khi ra đi, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ bà Hillary Clinton đã tuyên bố với báo chí rằng:
“Không nên để các cuộc tranh luận với Trungquốc về nhân quyền làm cản trở những tiến bộ trong các lãnh vực khác”.Ngay lâp tức tổ chức theo dõi Nhân Quyền Human Rights Watch phản bác rằng:
“Những nhận định của bà Clinton là một sai lầm chiến lược”.Đúng vậy, nhân loại từ lâu nay đã quá quen là nước Mỹ, qua nhiều đời Tổng Thống đều giương cao Ngọn Cờ Nhân Quyền làm chính nghĩa cho nền ngoại giao của mình. Để cụ thể hóa vấn đề nhân quyền, đến thời tổng thống Bill Clinton, năm 1998, đã ký ban hành Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Thể Giới, lấy đó làm căn bản cho Chính Sách Ngoại Giao của nước Mỹ. Nay, khi bà Hillary Clinton lên làm Ngoại Trưởng thì việc đầu tiên lại “Dùng Nhân Quyền đổi lấy công trái phiếu của Mỹ ở Trungcộng” mới thật là éo le, sai nguyên tắc chiến lược truyền thống của nước Mỹ. Nước Mỹ sẽ mất tất cả.
Sau cuộc gặp Hồ Cẩm Đào và các lãnh tụ cộng sản Trunghoa, bà Clinton tuyên bố:
“Bắc Kinh vẫn tin tưởng vào công trái phiếu của Mỹ”.Tính đến tháng 12/08, Trungcộng là nước mua nhiều công khố phiếu của Mỹ nhất, lên tới gần 700 tỷ USD. Sắp bằng con số trong kế hoạch kích thích kinh tế 787 tỷ USD của chính quyền Dân Chũ Mỹ, Obama. Theo các chiến lược gia kinh tế tài chính Mỹ, thì nước Mỹ phải cần đến 3.000 tỷ USD mới mau cứu nổi. TT Bush đã xài 700 tỷ USD để cứu nguy ngân hàng. Nghĩa là 2 ông tổng thống Cộnghòa và Dânchủ chỉ mới chi ra gần một nửa số cần phải dùng. Hiện nay trong tay Trungcộng còn khoảng 2.000 tỷ USD tiền mặt. Phía Mỹ rất cần tới số tiền đó, Phía Tầu cũng rất lo là nếu nền kinh tế Mỹ sụp đổ thì Dollars Mỹ sẽ xuống gía, lỗ to, mà không bán cho ai được, nên cần mua công trái phiếu của Mỹ, dù không có lời, nhưng không lỗ, vì một Dollar Mỹ vẫn trả cho một Dollar cộng thêm tiền lời. Với đầu óc thực tế của nhà buôn người Hoa, thì giá nào họ cũng phải chọn mua công khố phiếu của Mỹ, dù bà Clinton có đặt ra vấn đề Nhân Quyền hay không cũng vậy.
Vì coi nhẹ vấn đề nhân quyền, không dám đặt vấn đề Nhân Quyền ra với lãnh đạo Bắckinh, bà Clinton đã bị Báo Wall Street Journal nặng lời phê phán là:
“phạm lỗi lầm như một tay mơ về ngoại giao”.
Theo báo này cho rằng:
Thực ra chuyến Hoa du, bà Clinton chỉ giải quyết được vấn đề Trungcộng chịu tiếp tục ngoan ngoãn làm chủ nợ cho Mỹ. Vì đây là trò chơi “Chết đuối người trên cạn” của hệ thống tài chánh Tư Bản Toàn Cầu. Sống thì cùng sống, mà chết thì cùng chết. Còn vấn đề khí thải thì Trungcộng lấy cớ là nước kỹ nghệ mới phát triển không đủ sức làm giảm khí thải độc hại, Riêng về vấn đề an ninh thì giới quân sự Mỹ chưa hoàn toàn bị thuyết phục bới sáng kiến tăng nhanh sự hợp tác quân sự với Trungcộng. Vì tham vọng bành trướng quân sự ra Biển Đông và xuống vùng Đông Nam Á đã quá lộ liễu. Sau chuyến đi thăm Thái Lan, Hồng Kông, Nam Hàn tuần qua, Đô Đốc Timothy Keating tư lệnh lực lượng Hoakỳ tạì Áchâu Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã kể lại rằng: “chính thành tích nhân quyền xấu xa của Bắckinh đã ngăn trở mối quan hệ song phương. Hệ thống pháp luật mờ ám của Bắckinh, từng dùng để giam nhốt những người bất đồng chính kiến, cũng đã gây tổn hại tới các doanh gia Mỹ”… “là một cái tát vào mặt những người bất đồng chính kiến ở Trungquốc”… “làm như vậy, tân ngoại trưởng Mỹ đã dành sẵn chỗ cho Bắckinh gia tăng cường độ đàn áp thành phần bất đồng chính kiến, vào đúng năm nay là dịp ghi nhớ 20 năm cuộc đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn, là 50 năm đàn áp cuộc nổi dậy ở Tâytạng, và một năm từ cuộc nổi dậy ở Lahsa, thủ phủ xứ này”. Tệ hơn, lời tuyên bố đó có thể đánh dấu một sự thay đổi trong chính sách nhân quyền của Washington. Các chính quyến trước của cả hai đảng đều coi nhân quyền là đề tài quan trọng…”.Báo Wall Street Journal kết luận,
“nếu lời tuyên bố đó là sự sơ thất, thì nay là lúc xác nhận đó là sơ sót. Còn nếu đó là sự đổi thay một chính sách, thì cần suy nghĩ lại”. (Trích từ Đài Á Châu Tự Do.)
“một tướng Trungquốc đề nghị với ông rằng, hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương”. “Theo gợi ý đó phía Trungquốc, họ sẽ lo gìn giữ hòa bình từ Hawail về phía Tây, để cho Hoakỳ lo từ Hawail sang phía Đông”.Đô đốc nói, ông đã trả lời “No, thanks!” (Không, cảm ơn). Với tham vọng không cần che dấu đó, liệu ông tổng thống Mỹ, Barack Obama trong cuộc gặp đầu tiên với Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trungcộng tại hội nghị G20, diễn ra vào ngày 02/04/09 ở Luândôn có dám ôm hôn thắm thiết “đồng chí” cộng sản Đại Hán này. Rồi hứa chia đôi Thái Bình Dương, trao cả Đồng Minh Nhậtbản, Hànquốc, ASEAN và cả Úc châu cho Đế Quốc Trung Cộng hay không? Nếu dám như vậy, thì đúng với cái tên mới đặt của nhà sử học Niall Ferguson, gọi đó là thứ Liên Minh Chimerica. Trong thần thoại Hylạp, Chimera là con quái vật nhiều đầu, miệng phun ra lửa. Đến đây lại thấy rằng, chỉ vì Lê Khả Phiêu muốn giữ chiếc ghế Tổng Bí Thư khóa IX, do Muời, Anh, Kiệt theo kế hoạch của Bắckinh mà đánh phá, nên phải nghe lệnh quan thầy không dám qua mặt Trungcộng, để ký Hiệp Ước Thương Mại Việt Mỹ trước Trungcộng một năm, vào 1999, nên đã thành mối họa lớn cho Việtnam, mối nguy cho toàn cõi Áchâu và mối đe dọa cho Hoakỳ trong tương lai. Bài trước đã đề cập tới việc này.
* Little Saigon ngày 24/02/2009.