Lý Đại Nguyên

Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng CSVN dựa theo thông báo 41 của Bộ Chính Tri ngày 11/10/2006, về các biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, đã ra chỉ thị số 37, ngày 29/11/2006, được đăng trên trang nhà của chính phủ, rằng: “Việt Nam sẽ không cho phép thực hiện công cuộc tư nhân hóa truyền thông dưới bất cứ hình thức nào, và sẽ không để ai lợi dụng báo chí để phục vụ lợi ích riêng tư, gây phương hại cho lợi ích nhà nước”. Dũng yêu cầu các cơ quan chính phủ tăng cường nỗ lực nhằm kiểm tra hoạt động của nhật báo, tạp chí, đài truyền hình và địa điểm internet và trừng phạt những người vi phạm pháp luật. Những năm gần đây tuy Việt Nam đã tư nhân hóa nhiều công ty quốc doanh, nhưng chính phủ vẫn tiếp tục nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông, gồm trên năm trăm tờ báo và gần chục ngàn ký giả.

Có một lực lượng báo chí khổng lồ trong tay, mà Cộng Đảng lại tỏ ra sợ hãi không dám cho tư nhân ra báo thì đủ biết Cộng Đảng thực sự rất sợ Tự Do Ngôn Luận, và không còn dám tin vào sự trung thành của các tờ báo của đảng nữa. Nhưng thử hỏi cộng sản còn đủ sức khống chế được dư luận bao lâu? Khi nguồn thông tin tự do theo gót của các đại công ty nước ngoài ào ạt đổ vào Việt Nam. Với việc, Nguyễn Tấn Dũng sớm mở cửa cho doanh nhân ngoại quốc đầu tư vào các ngành dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, viễn thông tai Việt Nam. Đối với doanh nhân ngoại quốc thì mọi dịch vụ phải được bảo đảm bởi luật lệ trong sáng, và tự do thông tin, minh bạch, nhằm tao ra môi trường cạnh tranh công bằng. Nhất là các công ty sản xuất Computer đã lấy Việt Nam làm cứ địa phái triển thị trường điện toán cho toàn vùng. Chắc chắn số người sử dụng phương tiện thông tin kỹ thuật cao và rẻ này sẽ tràn ngập Việt Nam ở ngày tới, nhất là trong giới trẻ. Lúc đó các luồng xa lộ thông tin Việt Ngữ trong, ngoài nước giao thoa với nhau, từng giây, từng phút, không còn bị giới hạn bởi các địa điểm internet như hiện nay. Những tư tưởng Tự Do Dân Chủ, các phương pháp ứng xử khoa học và sinh hoạt năng động tiên tiến của thị trường tự do sẽ được chiếu rọi vào thực tại sinh hoạt Việt Nam, tao ra sự so sánh giữa lê thói độc tài thủ cựu ngây ngô, trước trào lưu thăng hóa rực rỡ của loài người, hẳn nhiên toàn dân và giới trẻ có nhu cầu tự do phát triển toàn diện, vượt bỏ thứ cộng sản biến chất thành tư bản man rợ, muốn nắm độc quyền chính trị.

Thật đáng buồn cho giới lãnh đạo tương đối trẻ của cộng đảng hiện nay, họ vẫn chưa trở thành những nhà chính trị có viễn kiến. Nếu chỉ với một chút viễn kiến trung bình thôi thì họ đã thấy rằng: Khi Việt Nam vào WTO thì không chỉ về mặt kinh tế, Việt Nam phải chuẩn bị cho các doanh nhân của mình, có điều kiện tự do chủ động phát triển, để cạnh tranh với nhau và với thế giới, mà về mặt xã hội cần phải tạo ra một môi trường và không khí tự do phóng khoáng, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Để được vậy thông tin cần phải có nhiều luồng, nhiều khuynh hướng để cho dại chúng, tự do lựa chọn. Cũng như thị trường cần có nhiều mặt hàng để cho người tiêu thụ mua sắm. Nếu nhà nước cần có tiếng nói để bảo vệ chủ trương chính sách của mình, thì vẫn có thể duy trì một hệ thống thông tin cho riêng mình. Chứ không thể giữ mãi độc quyền thông tin như hiện nay. Phải để cho Tư Nhân Tự Do ra báo. Thật cũng khó cho cộng đảng vốn không có quan niệm thông tin trong sáng rộng mở, mà chỉ có quan niệm và chủ trương tuyên truyền dối trá. Việc Nguyễn Tấn Dủng ra chỉ thị 37 thì đó là hành động vô chính trị. Trái với những ý tốt đẹp mà doanh nhân quốc tế dành cho Dũng. Nhất là trong khi đó Dũng còn được đảng trao cho chức vụ cầm đầu ủy ban Chống Tham Nhũng của Nhà Nước và Đảng. Đây là cơ hội cho Dũng chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình, ở thời điểm Việt Nam chuyển mình đi lên. Nhưng Dũng đã bỏ lỡ cơ hội, tự mình bôi mặt làm hề, trình diễn đúng vai tuồng “tên đao phủ’ của nền Tự Do Báo Chí trước dư luận thế giới, bởi cái Chỉ Thị 37 mắc toi kia.

Kinh nghiệm dậy rằng: Những vụ tham nhũng được đưa ra ánh sáng từ trước tới nay, đều có bàn tay của báo chí. Tin tức từ vụ cầu thủ Việt Nam bán độ tại Sea Games 23 năm 2005, đã dẫn tới vụ Bùi Tiến Dũng chơi cá độ lên tới bạc triệu USD, rồi thành vụ tham nhũng khổng lồ PMU-18 trong bộ Giao Thông Vận Tài, làm sụp đổ hoàn toàn uy tín của đảng và chính phủ. Nguyễn Tấn Dũng khi mới lên nhận chức đã tuyên bố hung hăng là phải mau cho đưa vụ PMU 18 ra trước pháp luật, nhưng đến nay vẫn chưa nhúc nhích. Bởi vì nhà nước đã cấm báo chí không đựơc nói tới nữa. Nay với cái chỉ thị 37, Nguyễn Tấn Dũng, mặc nhiên đã trở thành kẻ cầm đầu Hệ Thống Chống Tham Nhũng “Cuội”. Tức là những màn chống tham nhũng, nếu có, cũng chỉ là do sự dàn dựng, nhằm hạ bệ, những kẻ không cùng phe cánh. Hoặc là những con dê đi lạc bị đem ra tế thần. Buộc tính đa nghi của người dân đã bị lừa dối lâu ngày phải nghĩ rằng: Tiền tài từ tay bọn Tham Nhũng rồi sẽ chui sang túi các quan Chống Tham Nhũng.

Xin nhớ cho rằng: Khắc tinh của Tham Nhũng là Tự Do Ngôn Luận. Nơi nào nền tự do ngôn luận bị nhà cầm quyền khống chế, nơi đó Tham Nhũng tự do tung hoành. Tham Nhũng là bản chất tham lam của kẻ có quyền thế. Cộng Đảng độc quyền thống trị đứng trên luật pháp, nắm cả Quốc Hội lẫn Tư Pháp và Báo Chí, nên tham nhũng Việt Nam đã hết “thuốc chữa. Vậy Nguyễn Tấn Dũng muốn chống tham nhũng mà lại xiết báo chí, cấm tư nhân hóa báo chí thì đúng là việc làm đầu voi đuôi chuột. Vậy thì làm sao thị trường Việt Nam hấp dẫn được vốn đầu tư của nước ngoài nữa? Ở đây cần nhắc lại lời của Ngoại Trưởng Condoleezza Rice tuyên bố trong cuộc họp lãnh đạo APEC tại Hanội rằng: “Ngày nay có nhiều doanh nhân cảm thấy mệt mỏi và chán nản với những rủi ro về kinh tế, bởi những hành động chính trị thiếu lương tâm…Ai lai muốn kinh doanh trong một nền kinh tế có các quy định của luật pháp được thực thi một cách bất thường, hoặc không hề được thực thi. Hay ở một nơi nhà nước bị tham nhũng hoành hành…Bởi tham nhũng và thiếu pháp quyền chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế”. Xem vậy việc Cộng Đảng và Nguyễn Tấn Dúng tiêu diệt tự do ngôn luận, không những vô hiệu hóa việc chống tham nhũng, còn làm hỏng kế hoạch thu hút vốn đầu tư quốc tế nữa. `

Little Saigon 05/12/2006

Lý Đại Nguyên

Quốc Hội CSVN vừa phê chuẩn Nghị Định Thư Gia Nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, ngày 28/11/06, với 444 phiếu thuận, 3 chống, 2 trắng để được chính thức trở thành hội viên thứ 150 của tổ chức này vào ngày 28/12 năm nay. Điều đó không có gì đáng nói. Đáng nói là Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng CSVN trình bày rõ quan điểm là: Thực hiện nghiêm chỉnh những gì đã ký kết, không những thế chính phủ sẽ không bảo lưu một số các hạn chế về mở cửa thị trường các ngành dịch vụ cơ bản như bán lẻ, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông… Theo Nguyễn Tấn Dũng, chính phủ chủ trương không lạm dụng những hạn chế mở cửa được WTO đồng ý. Mục đích là để tránh tình trạng ỷ lại, chậm đổi mới. Sự kiện này cho thấy Việt Nam sẽ mở cửa các ngành này sớm hơn các cam kết với WTO và Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ. Đây là điểm son của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đối với các ông chủ Tư Bản Mỹ và Thế Giới. Là điểm khởi đầu để Việt Nam rút ngắn lại thời gian của 12 năm bị nằm trong nền Kinh Tế Phi Thị Trường. Đúng là đảng Cộng Sản Việt Nam đang hạ quyết tâm tiến mau, tiến mạnh lên Chủ Nghĩa Tư Bản. Y như trước kia đã từng hô: Tiến mau, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa Xã Hội vậy. Ghê quá !
Thực ra, không người Việt Nam nào không muốn triệt để và mau mau đổi mới, nhưng nếu chỉ đổi mới về một mặt Kinh Tế để làm đẹp ý các ông chủ Tư Bản ngoại quốc và có lợi cho một số đảng viên có quyền, có tiền, buộc toàn dân còn bị nhiều trói buộc bới luật lệ và thói hư tật xấu của cái cơ chế hủ bại Chủ Nghĩa Xã Hội chết tiệt hiện nay, mà phải bồng bế nhau lếch thếch, nhếch nhác để bước vào cạnh tranh trong nền Kinh Tế Thị Trường Mở Rộng thì thảm quá! Nói vậy không phải cho việc đốt giai đoạn Kinh Tế Phi Thị Trường là sai, nhưng muốn tiến mau, tiến mạnh, Tiến Vững Chắc lên Kinh Tế Thị Trường thì phải huy động được ý thức, ý chí tự do chủ động và tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân đóng góp vào nền Kinh Tế Thị Trường Tự Do Mở Rộng. Chính quyền có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện cho Tư Doanh Tự Do Phát Triển. Muốn vậy Nhà Nước Việt Nam phải dứt khoát với thứ chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Hồ đang là gông cùm của những người cầm quyền. Can đảm viết lại bản Hiến Pháp Tự Do Dân Chủ và bỏ những luật lệ trái với Nhân Quyền. Nhất là chấp nhận những tư tưởng và chính kiến khác mình, để biết tôn trọng Đối Lập.

Chính sự Tự Do Ngôn Luận và những sinh hoạt của các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự mới đảm bảo được tính cách Tự Do của Xã Hội. Chính các Đảng Đối Lập nhau trong Chính Trường mới đảm bảo được tính cách sinh hoạt Dân Chủ của Chế Độ. Còn những chế độ mệnh danh là Dân Chủ, tuy có 3 cơ chế Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, mà bị đặt dưới quyền lãnh đạo độc tài cá nhân, độc tài đảng trị, hay là một Chính Quyền Liên Hiệp, không có các đảng Đối Lập Công Khai với Chính Quyền thì đó là thứ Dân Chủ Giả Hiệu. Nhân loại đã phải trả giá quá đắt cho các cuộc Cách Mạng đưa đến các chế độ độc tài bạo trị. Không may cho Việt Nam vì phải chống với Thực Dân, nên trong quá khứ đều xuất hiện các Đảng Cách Mạng Bí Mật mưu đoạt chính quyền. Đến khi Việt Minh cướp được chính quyền thì cho ra đời thứ Chính Phủ Liên Hiệp, để rồi tìm cơ hội tiêu diệt hết các đảng khác lý tưởng, thâu tóm chính quyền về tay Việt Minh. Chưa có thời nào các Chính Đảng có cơ hội Đấu Tranh Chính Trị Công Khai. Chỉ có ở vào cuối thời Đệ Nhị Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam mới chớm xuất hiện trong Nghị Trường có khối Dân Biểu Đối Lập, nhưng vẫn chưa đủ sức thành Đảng Đối Lập. Chính vì vậy mà Việt Nam chưa thời nào có được một Chế Độ Dân Chủ bền vững.

Do tinh thần vô úy của những tu sĩ kiên cường vận động cho Tự Do Tôn Giáo, suốt từ ngày Cộng Sản chiếm Miền Nam không ngừng nghỉ, đã tác động, tạo cơ duyên cho các người trước đây theo cộng sản đối kháng với chế độ, và những người không cộng sản, minh danh, công khai xuất hiện. Đến nay đã trở thành phong trào dân chúng Đấu Tranh Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam rộng khắp các mặt nhân sinh là Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Chính Đảng, Tự Do Nghiệp Đoàn, Tự Do Ngôn Luận, tất cả đều xuất hiện công khai, minh danh, minh bạch. Tức là về phía người dân Việt Nam đã ý thức được nhu cầu phải Đấu Tranh Chính Trị Công Khai Bất Bạo Động nhằm Dân Chủ Hóa Chế Độ, bỏ lại đằng sau quan niệm Đấu Tranh Cách Mạng Bí Mật Bạo Động cướp Chính Quyền. Ở đây đánh dấu sự trưởng thành của ý thức chính trị nơi người dân Việt Nam. Nhưng tiếc rằng Cộng Đảng và nhà cầm quyền Hànội vẫn còn u mê ngoan cố, chưa biết nắm lấy cơ hội lịch sử này, êm đềm thực hiện Dân Chủ Hóa Chế Độ. Vẫn tưởng rằng có thể theo đuổi mãi chính sách của quan thầy Trung Cộng là, đảng cộng sản độc quyền chính trị để làm kinh tế thị trường, biến Cộng Đảng trở thành Công Ty Tư Bản Tài Phiệt Man Rợ hợp tác với Tư Bản Ngoại Quốc, bóc lột sức lao dộng rẻ mạt của toàn dân. Tạo ra hố cách biệt giầu nghèo quá sâu rộng trong Xã Hội. Nhân cuộc họp Thượng Đỉnh APEC, nhà cầm quyền CSVN lấy cớ giữ an ninh cho hội nghị, đã đàn áp, dùng mọi thủ đoạn thâm độc ngăn không cho Báo Chí, Chính Khách nước ngoài gặp những người đấu tranh cho dân chủ và tôn giáo, đến nay vẫn tiếp tục chưa chịu buông tha.

CSVN chưa biết rằng, khi bước vào Kinh Tế Thị Trường, với chính sách của Hoa Kỳ quyết liệt Nhập Nội Việt Nam, mau chóng đổ vốn đầu tư vào đây, nhằm biến Việt Nam thành Thị Trường có tầm cỡ ngăn nổi sự Bành Trướng của Trung Cộng ở Đông Nam Á, thì việc đầu tiên là phải mở rộng và minh bạch Thông Tin, khi đó lập tức các ý kiến, các khuynh hướng trái ngược nhau trong dân chúng xuất hiện. Nếu chính quyền vẫn chiếm độc quyền chính trị, dùng phương pháp đàn áp cấm cản như hiện nay, sẻ đẩy những người đấu tranh chính trị công khai vào thế cách mạng bí mật, nhằm khai thác những bất mãn của dân chúng về những bất công xã hội, phân cách giầu nghèo, làm thành một cuộc cách mạng dùng sức mạnh tòan dân cướp chính quyền tạo lập một chế độ mới. Nếu may mắn thời điểm đó, có được những bộ óc sáng suốt giống như các nhà lập quốc Hoa Kỳ sau khi tranh đấu dành độc lập, đã viết ra bản hiến pháp dân chủ thực sự trên thế giới, xây dựng lưỡng đảng cầm quyền và đối lập, tạo ra chế độ tự do dân chủ bền vững và luôn luôn tự hòan chỉnh, thì quả là may mắn cho dân tộc Việtnam, nếu không sẻ rơi vào tình trạng nhiểu lọan khổ đau chưa biết đến bao giờ chấm dứt.

Little Sàigòn 28-11-2006.

Nếu không có nhận thức TỰ TRỌNG NHÂN PHẨM của mình - TỰ DO DÂN CHỦ của mình - thì cái gọi là "lòng yêu nước, tính dân tộc" chỉ là cảm tính nông nổi và bầy đàn, nếu chưa nói là gian man

Thư Mục