Lý Đại Nguyên

Tham quyền cố vị là bản chất của các nhà thống trị. Dù mọi người đều biết rõ cuộc đời vốn vô thường đầy khổ đau, kiếp sống của mỗi người rất mong manh, cái chết đi song hành với sự sống và cuối cùng thì sớm hay muộn thần chết cũng sẽ reo vang chiến thắng. Biết thế, nhưng với ý chí hằng vượt của khuynh hướng vươn lên của tâm linh và ý thức Con Người, mỗi người đều thấy có bổn phận góp sức xây dựng cuộc sống chung, nên mới có những người phát tâm tranh đấu “cứu người, giúp đời” với một tâm hồn và lý tưởng rất thánh thiện, muốn có quyền hành để thực hiện những nguyện ước cao đẹp đó. Nhưng khi có quyền thế rồi thì thường bị rơi vào guồng máy tranh chấp, để bảo vệ quyền hành và lợi nhuận cá nhân, phe nhóm. Ít người biết tự hồi đầu, hay là tự nhìn thấy những sai trái của mình để tu sửa. Những lý tưởng cao đẹp trước kia, chỉ còn là những khẩu hiệu rỗng tuếch. Lúc đó họ chỉ thấy mình mà không thấy dân. Họ coi dân là đám nô dịch để phụng sự cho tham vọng trường trị của mình, tận tình khai thác sức dân để phục vụ cuộc sống đế vương của mình, của con cháu, dòng tộc, phe cánh, bè đảng của mình. Đó là nội dung và là bản chất của các chế độ Quân Chủ Phong Kiến. Độc Tài Cá Nhân. Độc Tài Đảng Trị.

Những chế độ bá đạo, bạo trị, quaí ác trên đã tạo ra các giai đoạn lịch sử chiến tranh và khủng bố đầy máu và nước mắt của người dân lành vô tội. Qua bao trắc nghiệm thực tế, với nhiều hy sinh, cuối cùng Nhân Loại đã tìm ra được sinh lộ đó là chế độ Dân Chủ Tự Do, với phương pháp thay đổi kẻ cầm quyền một cách ôn hòa, êm đềm, bằng các cuộc bầu cử tự do phổ thông công bằng. Thế nhưng cho đến nay, có nhiều nước vẫn còn bị các thế lực độc tài tước đoạt Quyền Tự Do và Quyền Dân Chủ của người dân, qua các cuộc bầu cử gian lận, hoặc ngang nhiên cướp đi quyền quyết định tối hậu của công dân, để ghi vào Hiến Pháp cho đảng của mình được toàn quyền lãnh đạo quốc gia vô trách nhiệm, vô thời hạn, không cần dân bầu, dân chấp thuận, như chế độ Việtcộng hiện nay. Rồi làm ra thứ luật “đảng cử, dân bầu”, tuỳ tiện cướp mất quyền tự do lựa chọn người cầm quyền của công dân. Chính vì vậy mà các cuộc thay đổi người cầm quyền ở mỗi nơi, mỗi lúc luôn luôn diễn biến phức tạp khác nhau.

Trong năm 2008, một cuộc thay đổ chế độ và người cầm quyền có Văn Hóa Tính thánh thiện nhất trong lịch sử hiện đại, đó là tại Vương Quốc Bhutan nhỏ bé trong vùng Hy Mã Lập Sơn. Quốc vương Jigme Singye Wangchuk, trước khi truyền ngôi cho con là vua Jigme Khesar Namgyal Vangchuk, Ngài đã trao hết quyền cho một Nội Các, và cho Quốc Hội được quyền đàn hạch Nhà Vua. Từ đó nước Bhutan bước vào sinh hoạt chính trị tự do đa đảng, phát triển kinh tế dựa trên phúc lợi của toàn dân – Gross National Happiness - Đây gọi là chủ trương đổi mới của Thái Thượng Hoàng và có sự đóng góp của ông Jigmi Thinley. Rồi năm 2008, qua một cuộc bầu cử Quốc Hội Dân Chủ thực sự tự do công bằng trong sáng, đảng đối lập của ông Jigmi Thinley đại thắng. Quốc vương Jigme Khesar Namgyal Vangchuk vẫn là Tổng Tư Lệnh quân đội, và được quyền chỉ định 5 Nghị Sĩ tại Thượng Viện. Bhutan vốn là một quốc gia phong kiến lạc hậu đã bước vào cuộc sống Dân Chủ Tự Do, tôn trọng Nhân Quyền trong sáng là nhờ công của các nhà lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng, không tham quyền cố vị, luôn luôn bìết đặt quyền lợi quốc dân và uy thế quốc gia lên trên địa vị, quyền lợi cá nhân, gia đình, phe cánh, đảng phái; tận dụng quyền hành hiện có trong tay để Dân Chủ Hóa đất nước. Đây là một bài học đáng giá cho chính quyền của những nước độc tài, mà lòng dân và thế nước đang có nhu cầu khẩn thiết là phải Dân Chủ Hóa chế độ.

Cuộc bầu cử ở Mỹ ngày 04/11/08, lần đầu tiên, trong lịch sử 232 năm lập quốc, cử tri Hoakỳ đã chọn bầu cho một thanh niên da đen là Barack Obama vào ghế Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc, mà trước đó ít ngày, không mấy ai tin phép lạ đó xẩy ra. Tuy thế lực tiền bạc và truyền thông của Mỹ và của cả Thế Giới đều đổ dồn vào ủng hộ cho ông Obama. Dĩ nhiên là sau 8 năm cầm quyền của đảng Cộng Hòa thì ưu thế thắng cử kỳ này đã nằm về phía đảng Dân Chủ. Nhưng đảng Dân Chủ lại lựa một Nghị Sĩ thanh niên da đen, vừa mới gia nhập chính trường không lâu, để tranh cử với một vị Nghị Sĩ lão thành da trắng của đảng Cộng Hoà thì rõ là 2 bên đồng sức nhau rồi. Với một thể chế Dân Chủ Phân Nhiệm Trọng Pháp, có sinh hoạt Lưỡng Đảng ngang sức để kiểm soát nhau, và Hệ Thống Truyền Thông Tư Nhân hoàn toàn tự do, nhằm giám sát chính quyền, đã vận hành vào nếp sống dân chủ trưởng thành Mỹ lâu đời. Do đó các ứng cử viên được quyền hứa rất nhiều, mà thay đổi chẳng được bao nhiêu. Có lẽ hiểu rõ như thế, nên cử tri yên tâm bầu cho bất cứ người nào, thì cũng không thể đi ra ngoài chính sách Lưỡng Đảng của Mỹ được. Nhờ đó một thanh niên da đen thân cô, thế cô mới được cử tri Mỹ bầu vào chức Tổng Thống Mỹ, và đương nhiên cũng là Vị Lãnh Đạo số 1 toàn thế giới. Từ đây dư luận khó tính quốc tế không thể cho Hoakỳ là một quốc gia kỳ thị chủng tộc được nữa.

Sau cuộc đảo chánh quân sự lật đổ thủ tướng dân cử Thái Lan Thaksin Shinawatra, năm 2006. Ông bị cáo buộc là tham nhũng. Quân đội Thái đã phục hồi nền Dân Chủ. Ông Samak Sundaravej người thuộc phe Thaksin được bầu vào ghế thủ tướng. Ông ta bị phe đối lập và dân chúng đô thị măc áo vàng, tràn xuống đường biểu tình phản đối, chiếm đóng tòa nhà chính phủ. Quân đội không can thiệp. Cuối cùng Tòa Án đưa ra phán quyết là ông Samak đã phạm tội làm một công việc mà thủ tướng bị cấm, buộc phải mất chức. Người anh rể của Thaksin là Somchai Wongsawat được đảng Quyền Lực Nhân Dân (PPP) đưa lên làm thủ tướng. Phong Trào dân chúng Thái Lan lại càng quyết liệt ồ ạt xuống đường dữ dội hơn. Cuối cùng Toà Án Hiến Pháp Thái Lan đã ra phán quyến giải tán đảng PPP, và cấm lãnh đạo đảng này, kể cả thủ tướng Somchai không được hoạt động chính trị 5 năm, vì phạm tội gian lận bầu cử. Hiện nay tân thủ tướng Thái Lan, Abhisit Vejjajiva thuộc phe đối lập với Thaksin được bầu làm thủ tướng. Nhưng phe áo đỏ thân Thaksin lại tràn xuống đường phản đối, đòi phải bầu cử Quốc Hội mới. Thái Lan đang rơi vào tình thế “Áp lực đường phố” nhằm thay đổi chính quyền. Nếu chính phủ Abhisit vượt qua được cơn thử thách này và chính giới Thái biết tự chế thì nền Dân Chủ Lưỡng Đảng của Thai Lan có cơ thành hình.

Cuộc thay đổi cuối cùng trong năm 2008, diễn ra tại nước Guinea thuộc Phi Châu. Sau 24 năm cầm quyền Tổng Thống, nhà độc tài Lansana Conte qua đời. Đại úy Moussa Camara làm cuộc đảo chánh quân sự. Ông hứa thực hiện chế độ Dân Chủ, và trong vòng 2 năm sẽ tổ chức bầu cử tự do, mà ông không ra tranh cử. Nếu ở các xứ độc tài, mà quân đội làm đảo chính chỉ để tạo điều kiện Dân Chủ Hóa Chế Độ, mà không tham muốn cầm quyền, đó là đại phúc của toàn dân rồi vậy. Heppy New Year .

* Little Saigon ngày 30/12/2008.

Lý Đại Nguyên

Trong khi Nhân Loại từ Đông sang Tây, nô nức hân hoan mở hội bắn pháo bông đón mừng năm mới, với niềm hy vọng về một thế giới hòa bình yên vui phát triển. Nhưng tại vùng Trung Đông, năm mới lại được bắt đầu bằng một cuộc phi cơ oanh tạc dữ dội của Israel vào dải Gaza, và trận bắn hỏa tiễn của phe Hamas vào miền Nam Israel. Nguồn tin an ninh của Hamas cho hay, thủ lãnh chính trị của họ là ông Nizar Rayyan, với nhiền ngưòi trong gia đình ông ta đã bị tử thương. Ông này là người thường lên tiếng cổ võ cho các cuộc đánh bom tự sát. Nhà cầm quyến Israel cho biết họ không còn cách nào khác là tấn công Hamas, sau khi các cuộc thương thảo để gia hạn 6 tháng hưu chiến bất thành. Ngày 02/01/09, ngoại trưởng Israel, bà Tzipi Livni tuyên bố: “Chúng tôi muốn làm suy yếu phe Hamas ỏ dải Gaza. Thật ra, Hamas không phải chỉ là một vấn đề của Israel mà cho toàn thế nhân dân Palestine. Hamas là một vấn đề đối với những ai hiểu rõ bản chất của nhóm này. Hamas là vấn đề đối với tất cả những quốc gia Ảrập nào hiểu rằng, ngay trong nước họ cũng có những thành phần quá khích, kể cả những tổ chức của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo ở nhiều nơi khác nhau”. Bộ trưởng Quốc Phòng Israel, Ehud Barak trong bài diễn văn truyền hình hôm thứ bảy, 03/01/09 nói rằng:
“Chiến dịch này sẽ không ngắn hạn và cũng không dễ dàng”.
Ông tuyên bố:
“Chiến dịch này sẽ tiếp diễn cho tới khi cộng đồng dân chúng tại miền Nam Israel không còn bị các cuộc tấn công bằng rocket của tổ chức Hamas”.
“Ý đồ của Israel không phải là chiếm đóng dải Gaza, hay tiêu diệt Hamas, mà là tiêu diệt khủng bố”.
Tổng thống Israel, Shimon Peres cho biết cuộc tấn công sẽ tiếp tục. Ông nói:
Hiện nay cuộc tấn công Hải, Lục, Không quân của Israel đang cắt dải Gaza ra làm 2 mảnh để truy diệt nhóm dân quân Hamas.
Thủ lãnh Hamas tại Gaza, Mahmoud Zahar, cùng ngày 05/01//09, cũng đưa ra lời kêu gọi những người theo ông,
“hãy nghiền nát quân đội và các mục tiêu thường dân của Israel”.
Người lãnh đạo lưu vong của tổ chức Hamas, ông Khaled Meshaal, ngày 03/01/09, trên truyền hình al-Jazeera từ Damascus của Syria, trong một diễn văn hướng tới không riêng Israel, mà cả người Palestine và các cộng đồng Hồi Giáo khác rằng:
“Israel sẽ vấp phải sai lầm ngớ ngẩn nếu điều xe tăng tới Gaza,… nước này sẽ phải đối mặt với số phận đen tối”. “Chúng tôi sẽ không khuất phục, sẽ không đầu hàng, hoặc chấp nhận các điều kiện cưỡng chế”.
Thủ lãnh Hezbollah đặt căn cứ tại Libăng, nằm sát biên giới phía Bắc Irael, ông Hassan Nasrallah, trước đó đã nói, các lực lượng dưới quyền của ông đang trong tình trạng báo động trước nguy cơ xẩy ra các cuộc tấn công của Israel. Được biết, nhóm võ trang quá khích Hezbollah này là hậu thuẫn chính cho phe Hamas và là bàn tay nối dài của Iran và Syria.

Trong khi đó thì Hội Đồng Bảo An LHQ không thể thông qua Nghị Quyết về cuộc chiến tại Gaza vì Mỹ phủ quyết. Tổng Thống Pháp, Nicolas Sarkozy là nhân vật năng nổ nhất trong công cuộc vận động chấm dứt cuộc chiến này. Tuy đã chuyển giao chức vụ chủ tịch Liên Âu cho Cộng Hòa Czech, ông Sarkozy dường như vẫn muốn tiếp tục giữ vai trò nổi bật trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế. Ông thực hiện chuyến công du Trung Đông với chặng dừng chân tại Israel, vùng Tây Ngạn, Aicập, Jordan, Syrie và Libăng. Gặp tổng thống Palestine, Mahmouhd Abbas tại thành phố Ramallah thuộc bờ Tây sông Jordan, tổng thống Pháp Sarkozy nhắc lại lời kêu gọi ngừng chiến của ông:
“Thông điệp của TT Pháp gửi cho Israel là cuộc bạo động phải chấm dứt. Đồng thời cũng lên án Hamas về những cuộc pháo kích bằng hỏa tiễn và súng cối vào Israel”.
Thảo luận với TT Abbas, đặc sứ quốc tế về Trung Đông, cựu thủ tướng Anh, Tony Blair nói: “Chúng ta muốn có một cuộc ngưng bắn ngay lập tức được cả hai bên hoàn toàn tôn trọng”. Nữ ngoại trưởng Israel, Tzipi Livni lên tiếng:
“Tôi thông hiểu ước vọng của cộng đồng quốc tế là muốn thấy khu vực này được yên ổn. Đó cũng chính là ước mơ của chúng tôi. Đó chính là điều chúng tôi đang đi tìm. Thật không may là có nhiều người không chấp nhận ý tưởng cùng chung sống hòa bình trong khu vực này”.
Tại Hoa Thịnh Đốn, tổng thống Mỹ, George W. Bush cũng lên án Hamas là gây ra cuộc khủng hoảng hiện thời và “Israel chỉ muốn tự bảo vệ”.

Nhưng điều đáng ghi nhận ở đây là phó tổng thống Mỹ, Dick Cheney nói rằng:
“Israel không thông qua các kế hoạch tấn công với Tòa Bạch Ốc. Họ không mưu tìm sự biểu đồng tình hay chấp thuận của chúng tôi, đó là điều chắc chắn”.
Ông nói với chương trình Face the Nation của đài truyền hình CBS rằng, các nhà lãnh đạo Israel đã cảnh báo, họ sẽ không ngồi yên trong khi phe Hamas phóng rocket vào Israel từ dải Gaza:
“Họ đã nói với tôi từ vài tháng nay, họ nói với tôi trong chuyến công du đến đó rằng, họ không muốn phải có hành động có liên quan đến Gaza. Họ đã rời bỏ vùng ấy 3 năm rồi. Nhưng nếu việc phóng rocket không chấm dứt thì họ cảm thấy rằng họ không còn lựa chọn nào khác là phải hành động”.
Có thể hiểu được điều đó, vì vào đầu nhiệm kỳ 2 của TT Bush. Ông Bush đã đề ra chủ trương 2 nước Israel và Palestine cùng tồn tại độc lập bên nhau. Chính quyền Cộng Hòa Hoa Kỳ lúc đó có thực lực, và nội lực đủ mạnh để vượt khỏi thế lực tài chánh khổng lồ của nhóm quyền lực Do Thái tại Mỹ, nên đã buộc được Israel phải “Đổi Đất lấy Hoà Bình”. Israel phải chấp nhận chính quyền Palestine của TT Abbas ở vùng Tây ngạn và tháng 04 năm 2004 bắt đầu kế hoạch rút khỏi Gaza. Nhưng 18 tháng trước đây, phe quá khích Hamas đã cướp quyền tại Gaza và thường xuyên pháo kích vào Israel.

Mặc dầu vậy, Chính quyền Bush đã cố gắng hết mình để được ghi vào lịch sử nhân loại là, mình đã giải quyết xong một vấn đề gai góc khó nuốt nhất, trong lịch sử thế giới là Hòa Bình giữa 2 Dân Tộc Israel và Palestine. Xung đột không lối thoát giữa Israel và Palestine là nguyên nhân tạo ra các cuộc chiến Trung Đông. Tạo ra phong trào Khủng Bố Hồi Giáo với phuơng pháp tàn độc “Ôm Bom Tự Sát”. Một trong những nguyên cớ biến Mỹ thành kẻ thù của nhiều nước trên thế giới, chỉ vì phải bảo trợ cho sự tồn tại của Dân Tộc Do Thái giữa lòng Thế giới Ảrập, mà Mỹ phải sử dụng đến quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An LHQ nhiều lần. TT Bush muốn 2 nước Israel và Palestine được hòa bình độc lập trước khi ông rời chức Tổng Thống Hoakỳ. Nên Nữ Ngoại Trưởng Condoleezza Rice mấy năm nay đã bỏ hết công sức và thì giờ vào đó. Nhưng kết quả thì như đã thấy. Đã thấy ngay khi thế lực Truyền Thông và Tài Chánh Mỹ tích cực vận động cho một Nghị Sĩ thanh niên da đen, thân cô, thế cô, thắng các ứng viên đảng Dân Chủ để tranh chức Tổng Thống, với ứng viên của Cộng Hoà, vì đảng này đã giữ ghế Tổng Thống Mỹ 2 nhiệm kỳ, giữa lúc các ngân hàng tự hủy uy tín, thi nhau phá sản, khiến cho người dân mất tin tưởng vào thị trường, kinh tế Mỹ và cả thế giới lao đầu xuống dốc. “Trăm dâu đổ đầu tằm”, chính quyền Cộng Hoà Bush lãnh đủ. Tổng Thống tân cử Mỹ, Barack Obama Dân Chủ sắp nhậm chức “giữ im lặng chiến lược” về Gaza. Nhưng dải Gaza sẽ là bãi mìn chính trị cho ông Obama, và “của nợ” kinh tế tài chánh đen tối khiếp đảm cũng đang chờ ông. Đâu là Hoà Bình?! Đâu là Thay Đổi?! Chiến tranh và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang chờ chính quyền Obama và đang chờ chúng ta!

# Little Sàigon 06-01-2009.

Nếu không có nhận thức TỰ TRỌNG NHÂN PHẨM của mình - TỰ DO DÂN CHỦ của mình - thì cái gọi là "lòng yêu nước, tính dân tộc" chỉ là cảm tính nông nổi và bầy đàn, nếu chưa nói là gian man

Thư Mục