THẾ LỰC VIỆT CỘNG THAM NHŨNG TAY SAI TRUNG CỘNG PHẢN KÍCH

Posted by Lien Mang Viet San Monday, May 26, 2008

Lý Đại Nguyên

Việc nhà báo Nguyễn Văn Hải sinh năm 1975 của tờ Tuổi Trẻ và phóng viên Nguyễn Việt Chiến sinh năm 1952 của báo Thanh Niên, bị cơ quan An Ninh điều tra Bộ Công An khởi tố bắt giam chiều 12/05/2008 vì tội đưa tin về vụ tham nhũng PMU18. Rồi tới phiên cựu thiếu tướng Phạm Xuân Quắc sinh năm 1946, nguyên cục trưởng Cảnh Sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - C14, từng cầm đầu điều tra truy tố vụ án tham nhũng PMU18, cùng Đinh Văn Huynh sinh năm 1958 nguyên trưởng phòng 9, cục C14 vừa bị cơ quan An Ninh bộ Công An khởi tố, điều tra tội lợi dụng chức quyền trong khi thi hành công vụ. Vào ngày 25/03/08, cựu thứ trưởng bộ Giao Thông Vận Tải, Nguyển Việt Tiến, trong vụ án tham nhũng PMU18, sau 2 năm điều tra đã được phó viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao Việtcộng, Hoàng Nghĩa Mai tuyên bố là cơ quan công tố đình chỉ điều tra hai tội danh đã khởi tố, miễn trách nhiệm hình sự với tội danh còn lại và đề nghị khôi phục quyền lợi chức vụ cho Nguyễn Việt Tiến.

Diễn tiến của vụ án Nguyễn Việt Tiến; Tháng 4-2006, Tiến bị bắt và truy tố về vụ án tham nhũng PMU18. Tháng 7- 2006, một thiếu tướng công an bị ngưng chức trưởng cơ quan Cảnh Sát Điều Tra, vì tình nghi liên quan tới đường dây chạy án vụ PMU18. Mười tháng sau viên tướng này được tuyên bố vô can. Tháng 8-2006, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao gia hạn tạm giam Nguyễn Việt Tiến kéo dài 4 tháng. Tháng 11-2006, gia hạn lần thứ 2 kéo dài đến tháng 4-2007. Tháng 4-2007 thêm tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, hình phạt có thể từ 3 tới 12 năm tù. Tháng 10-2007, được tại ngoại hầu tra. Trong giai đoạn này Bộ Công An khẳng định đủ căn cứ truy tố Nguyễn Việt Tiến. Nhưng bỗng đánh đùng một cái, ngày 25-03-2008, Nguyễn Việt Tiến được nhìn nhận vô tội. Theo Hoàng Nghĩa Mai đề cập trong bản tin Báo Pháp Luật khi đưa ra quyết định rằng: “Rõ ràng thời điểm ấy -2006- ở Bộ Giao Thông Vận Tải, Nguyễn Việt Tiến đang là ngôi sao sáng. Và nếu con đường phát triển thuận lợi thì Nguyễn Việt Tiến không phải là Nguyễn Việt Tiến bây giờ, mà phải là một cái gì khác hơn nữa. Trong bối cảnh như vậy, chắc là cơ quan điều tra đã khởi tố điều tra với ông Tìến vừa có cả vấn đề pháp lý, vừa có cả vấn đề dư luận”. “…vào thời điểm ấy, các vụ đánh bạc lên đến cả triệu rưỡi đô la của Bùi Tiến Dũng, những đường giây chạy án và hàng loạt vấn đề bùng nhùng, khiến cho dư luận nhìn vào chỗ ấy là đen tối”.

Ở điểm này, Việtcộng đã đổ lỗi cho làng báo của chúng gây ra, cho nên hai phóng viên Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến mới bị lôi ra hành tội. Nhưng báo giới Việtnam đều nằm trong tay đảng, không có lệnh đảng thì nhử kẹo, phóng viên, và nhà báo cũng không dám khai thác vụ Nguyễn Việt Tiến. Chính vì vậy mà lên án 2 ký giả là thiếu trách nhiệm nghề nghiệp, tiết lộ nguồn cung cấp thông tin là không đúng trong hoàn cảnh báo chí Việtcộng. Họ đâu có quyền tự do chủ động bới móc Nguyễn Việt Tiến, mà phải có lệnh từ giới chức thẩm quyền. Do đó cựu thiếu tướng Cục Trưởng Cảnh Sát Điểu Tra, và nguyên Trưởng Phòng 9 cục C 14, mới bị 2 nhà báo khai ra là người cung cấp thông tin. Nhưng hai viên chức cảnh sát này cũng không dám tự chuyên, nếu không được lệnh từ cấp cao hơn. Vì Nguyễn Việt Tiến lúc đó là một ngôi sao sáng đang lên, vốn là người thân của TBT Nông Đức Mạnh, có tên trong danh sách đề nghị làm Ủy viên Trung Ương khóa X. Trong cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trước Đại Hội Đảng, Nguyễn Việt Tiến bị làm vật tế thần là điều dễ hiểu.

Sau Đại Hội X và tới Hội Nghị lần thứ 3 của Ban Chấp Hành Trung Ương cộng đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí và việc thành lập Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng, gồm cả Đảng, Nhà Nuớc và các cơ quan liên hệ, do Ủy Viên Bộ Chính Trị, Thủ Tướng, Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng, Trương Vĩnh Trọng đứng phó, Có một lúc những hoạt động chống tham nhũng là công tác hàng đầu của Nội Các Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng việc chống tham nhũng đồng nghĩa với chống đảng. vì đảng cộng sản, và cơ chế cầm quyền do đảng tạo ra, nó là một hệ thống tham nhũng khổng lồ. Diệt tham nhũng là diệt đảng, và diệt ngay quyền lợi của kẻ cầm quyền. Thế là cộng đảng đã đẩy Nguyễn Tấn Dũng và nhóm được gọi là “đổi mới” vào tử địa. Muốn tồn tại thì phải quay lại thuần phục phe “thủ cựu” được Trungcộng hậu thuẫn.

Nhóm thủ cựu thân Trungcộng, cầm đầu bởi 2 tên MA già là Đỗ Mười và Lê Đức Anh, tuy trên danh nghĩa không còn quyền hành gì trong đảng và nhà nước, nhưng lại là một thế lực được Trungcộng hỗ trợ trực tiếp, nhờ thế đã tạo ra được các tay em rất trung thành là Nông Đức Mạnh đang nắm chức Tổng Bí Thư Đảng vốn có quyền hành cao nhất. Kế đến là Nguyễn Phú Trọng, ủy viên BCT, chủ tịch Quốc Hội. Nguyễn Sinh Hùng, ủy viên BCT, phó thủ tướng thường trực. Hồ Việt Đức, ủy viên BCT, trưởng ban tổ chức trung ương. Tô Huy Rứa, ủy viên trung ương, trưởng ban tuyên giáo. Những kẻ này thường xuyên chăm chỉ đi Bắc Kinh để nhận chỉ thị của Trungcộng. Kẻ có quyền lực nhất trong bộ Công An là Nguyễn Khánh Toàn, ủy viên trung ương, thứ trưởng thường trực Bộ Công An, phó bí thư đảng ủy ngành Công An, vợ của y từng hợp tác mật thiết với vợ của cựu Ủy Viên BCT, trưởng ban tổ chức đảng, Trần Đình Hoan để thăng chức cho các tướng, tá ngành công an. Chính nhờ vậy mà Trương Hòa Bình một kẻ chẳng ra gì mới lên tới chức thứ trưởng công an, coi ngành cảnh sát toàn quốc, cuối cùng được Nguyễn Khánh Toàn vận động cho làm chức Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao. Thế mới có việc xóa án tham nhũng cho Nguyễn Việt Tiến, người của nhóm MA, đầy tớ Trungcộng, một cách nhẹ nhàng, để rồi phản kích lại những người chống tham nhũng.

Việc Việtcộng lệ thuộc Trungcộng, đã bắt đầu ngay từ năm 1930, khi Hồ Chí Minh nhận lệnh Quốc Tế Cộng Sản để thành lập đãng Cộng Sản Đông Dương tại Hoa Nam. Cụ thể là chính Hồ Chí Minh đã tuyên thệ gia nhập đảng Cộng Sản Trung Hoa tại căn cứ Diên An. Đến năm 1950, Stalin buộc Hồ Chí Minh phải nghe lệnh Mao Trạch Đông thực hiện cuộc cải cách ruộng đất. Chỉ đến sau năm 1975, Việtcộng chiếm được toàn cõi Việtnam, Lê Duẩn theo Liên Xô chống Trungcộng thì việc thống thuộc Trungcộng mới bị gián đoạn. Nhưng khi Liên Xô sụp đổ thì Trungcộng đã đưa tay ra nắm lấy Việtcộng. Cuộc gặp mặt giữa Đặng Tìểu Bình, Giang Trạch Dân, Lý Bằng với Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười vào ngày 03/09/1990 tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên, Trung Hoa đã nối lại quan hệ thầy trò giữa Trungcộng với Việtcộng. Đỗ Mười là kẻ đại diện trung thành cho tinh thần thuộc Tầu đến hôm nay. Còn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, và Việtcộng còn thờ thần tượng Hồ Chí Minh thì Trungcộng vẫn còn là thầy của Việtcộng, và Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi sự khống chế của Trungcộng, dù cho Hoakỳ có trở thành nước đầu tư lớn nhất tại Việtnam cũng vậy. Không biết người Việt ta có cảm thấy nhục không? Khi hàng ngàn thanh niên Trung Hoa cầm cờ đỏ 5 sao vàng của Trungcộng nhảy múa, hò hát, ngang tàng giữa lòng Sàigòn, như trên đất của họ, trong cuộc rước đuốc Thế Vận Bắc Kinh vừa qua.

Little Saigon ngày 13-05-2008.

0 Responses to THẾ LỰC VIỆT CỘNG THAM NHŨNG TAY SAI TRUNG CỘNG PHẢN KÍCH

Nếu không có nhận thức TỰ TRỌNG NHÂN PHẨM của mình - TỰ DO DÂN CHỦ của mình - thì cái gọi là "lòng yêu nước, tính dân tộc" chỉ là cảm tính nông nổi và bầy đàn, nếu chưa nói là gian man

Thư Mục