Lý Đại Nguyên.
Qũy Tiền Tệ Quốc Tế -IMF- chính thức lên tiếng cảnh báo giới hữu trách Việtcộng rằng: “Nền kinh tế đang tăng tưởng nhanh chóng của Việtnam đã lên cơn sốt.” Theo nhật báo Fiancial Times ở Anh, phó giam đốc bộ phận Châu Á Thái Bình Dưong của IMF, ông Shogo Ishii trong một bài viết trên trang nhà IMF rằng: “Ngày càng có dấu hiệu cho thấy kinh tế Việtnam đang lên cơn sốt, đe dọa tới sự tăng trưởng lâu bển và trong trung hạn.” Trong cuộc họp với giới chức thẩm quyền Hànội tuần trước, đại diện IMF, ông Benedict Bingham đề nghị áp dụng việc tăng gia lãi suất có kiểm soát, nhằm chận đà tăng tín dụng, vốn đã tăng khoảng 50% trong năm 2007, thay vi đề ra những chỉ tiêu định lượng. Đồng thời IMF kêu gọi nhà cầm quyền Hànội gia tăng những hạn chế đối với hoạt động vay tiền của các doanh nghiệp nhà nước, và giảm thiểu mức thâm hụt cán cân thương mại.
Khuyến nghị trên được đưa ra trong lúc Việtnam bị đối diện với nạn vật giá leo thang, phát sinh từ sự tăng vọt của giá nhiên liệu và thực phẩm trên thị trưởng thế giới và Việtnam. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 2 vừa qua tại Việtnam đã lên tới mức 15.67%, cao nhất vùng Châu Á. Cán cân thương mãi ngày càng thâm hụt khủng khiếp, vì bao nhiêu lợi nhuận kiếm được nhờ ở thị trường của Mỹ và thế giới, không đủ bù vào việc nhập cảng hàng hóa của Trungcộng. Niềm tin vào “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” nơi lãnh đạo, cán bộ và dân chúng đang tan biến. Giới tư doanh và đâu tư ngoại quốc không còn tin vào thứ Thị Trường Chứng Khoán ăn sổi của Việtnam, do các công ty quốc doanh thao túng nữa. Đình công nổ ra hàng loạt. Ngày 5/3/08, 10 ngàn công nhân xí nghiệp sản xuất Nike ở gần Sảigòn, và khoảng 5 ngàn công nhân của công ty Nhậtbản ở Hảiphòng đã đình công đòi tăng lương để theo kịp với vật giá gia tăng. Dân chúng lâm vào cảnh túng quẫn, tạo mầm bất ổn xã hội. Khiến cho Việtcộng buộc phải hủy bỏ cuộc hội thảo về đầu tư thường niên lần thứ 3 của Euromoney Vietnam Investment Forum định bắt đầu vào Thứ Ba này. Sự hủy bỏ cuộc hội thảo quan trọng đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy cơn lốc kinh tế đã làm rúng động đến nền tảng kinh tế của nhà nước Việtcộng.
Dù vậy, dù đã có khuyến nghị của các chuyên gia thượng thặng của IMF, đưa ra những biện pháp tháo gỡ khủng hoảng cho một nền kinh tế dựa trên nguyên tắc thị trường tự do. Nhưng nhóm lãnh đạo Hànội vẫn không sao tìếp thu nỗi, họ vẫn bám cứng vào nguyên tắc nhà nước trực tiếp can thiệp vào kinh tế thị trường qua một tổng công ty có tên là Đầu Tư Kinh Doanh Vốn Nhà Nước, gọi tắt là SCIC sẽ cùng với cơ quan chức năng nhà nước lên kế hoạch mua cổ phiếu trên thị trường. Thị trường chứng khoán lập ra, nhằm huy động vốn tiết kiệm của tư nhân và toàn dân làm thành vốn đầu tư để các công ty phát triển kinh tế, nay vì cứu các nhà đầu cơ chứng khoán, chính phủ phải đổ ngân sách quốc gia ra mua thứ cổ phiếu ế ẩm mất giá đó, trong lúc nển kinh tế đang trong tình trạng lạm phát phi mã, thì đúng là lũ mù quẳng tiền vào đống lửa. Nhưng thực tế thì chúng không mù, mà chỉ lưu manh, vì chúng chỉ nghĩ đến quyền lợi của chúng.
Đến đây thì các chuyên gia kinh tế thế giới đã buộc phải hiểu rằng, nhóm cầm đầu Việtcộng, miệng nói là làm kinh tế thị trường, nhưng bản chất của chế độ vẫn là chỉ là cộng sản, một thứ cộng sản gian manh chỉ thừa nhận cho đảng viên có quyển tư hữu, còn toàn dân vẫn phải sống trong quy chế công hữu, chỉ đảng viên mới có quyền nhân danh nhà nước để tham nhũng, nhân danh luật pháp để bỏ tù những người bất đồng chính kiến và đòi công lý. Bởi vậy nhà nước mới cho thành lập tổng công ty Đầu Tư Kinh Doanh Vốn Nhà Nuớc do Bộ Trưởng Tài Chánh là chủ tịch, nhằm cứu các công ty quốc doanh do bọn đảng viên đầu cơ chứng khoán. Đâu có giống như ở các nước Dân Chủ, thị trường nằm trong tay tư doanh, điều tiết thị trường do các ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia đảm trách. Chính phủ không trực tiếp can thiệp vào thị trường, mà chỉ dùng thuế khóa làm đòn bẩy cho nền kinh tế, như giảm thuế cho tư bản để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Trả bớt thuế lại cho dân để tăng tiêu thụ. Hiện nay để giải quyết khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Ngân hàng Trung Ương một số nước, trong đó có Hoakỳ, Âu Châu, Thụy Sĩ, Canada đã loan báo những biện pháp khẩn cấp để đối phó với cuộc khủng hoảng đó. Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ đi đầu sẽ cung ứng 200 tỷ USD cho các định chế tài chánh trong vòng 28 ngày, thay vì giao tiền như hiện nay là chuyển ngân qua đêm. Nhờ đó mà một số thị trường gần đây đã tăng trở lại.
Xem vậy, nếu Việtnam còn do bọn Việtcộng cầm đầu, để bắt toàn dân và buộc thế giới phải chấp nhận cái nền kinh tế quái gở “Thị Trường Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, và phải tuân thủ những thứ luật pháp lạc hậu bất minh, thì dù cho Hoakỳ và quốc tế có thiện chí tới mấy cũng không cứu nổi cuộc khủng hoảng kinh tế Việtnam hiện nay. Vì hầu như cả nhóm cầm đầu Việtcộng đều không chịu hiểu thế nào là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, họ vẫn bám cứng lấy phương pháp toàn trị. Đảng và chính phủ phải nắm vận mệnh toàn xã hội, đặt chỉ tiêu cho kinh tế, dùng các công ty quốc doanh để thao túng thị trường và độc quyền tham nhũng. Chính vì thế, mà từ Nguyễn Minh Triết tới Nguyễn Tấn Dũng khi được truyền thông quốc tế hỏi về trường hợp nhà nước bỏ tù những người Việtnam đấu tranh bất bạo động đòi tự do, dân chủ, nhân quyền thì đều được trả lời là nhà nước chỉ bỏ tù những kẻ phạm pháp. Và Việtnan có luật về tự do báo chí nhất thế giới. Có nghĩa là thứ luật pháp mà Việtcông đang áp dụng tại Việtnam là luật của Xã Hội Chủ Nghĩa, không nhằm bảo vệ cho người dân, mà chỉ nhằm bảo vệ cho quyền độc tôn của cộng đảng. Ai chống đảng, có ý kiến trái với đảng đều phạm pháp, bị kết án, bỏ tù.
Có nghĩa là luật báo chí ở Việtnam chỉ cho phép đảng viên được độc quyền làm báo và viết báo, nhưng vẫn phải xếp hàng đi một lề bên phải. Trong khi đó, nước bạn hàng lớn nhất của Việtnam hiện nay là Hoakỳ lại là một nước dân chủ hàng đầu thế giới, ở đây không có luật báo chí, mà Tu Chính Án Số 1 của Hoa kỳ còn cấm “Quốc Hội không được làm luật nào không tôn trọng sự hình thành của tôn giáo, hoặc cấm đoán sự tự do sinh hoạt của tôn giáo, hay giảm quyền tự do ngôn luận, hoặc báo chí, hay quyền tụ họp của người dân một cách ôn hòa, và kiến nghị chính phủ để điều chỉnh các than oán của dân chúng”. Nhưng không vì vậy mà xã hội loạn, vì tôn giáo, và báo chí đểu bị quyền tự do cá nhân của mỗi công dân giới hạn. Công dân có quyền nhờ toà án phán quyết khi bất cứ thế lực nào vi phạm vào quyền riêng tư của mình. Nhờ đó mà người dân tin vào chế độ. Kinh tế Thị Trường có tồn tại phát trỉển được hay không là nhờ vào chữ TÍN. Khi nền Kinh Tế Thị Trường theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đã đánh mất chữ tín với quốc dân và quốc tế, tất đã đến lúc phải sụp đổ mau chóng thôi.
Little Saigon ngày 11/03/2008.
Qũy Tiền Tệ Quốc Tế -IMF- chính thức lên tiếng cảnh báo giới hữu trách Việtcộng rằng: “Nền kinh tế đang tăng tưởng nhanh chóng của Việtnam đã lên cơn sốt.” Theo nhật báo Fiancial Times ở Anh, phó giam đốc bộ phận Châu Á Thái Bình Dưong của IMF, ông Shogo Ishii trong một bài viết trên trang nhà IMF rằng: “Ngày càng có dấu hiệu cho thấy kinh tế Việtnam đang lên cơn sốt, đe dọa tới sự tăng trưởng lâu bển và trong trung hạn.” Trong cuộc họp với giới chức thẩm quyền Hànội tuần trước, đại diện IMF, ông Benedict Bingham đề nghị áp dụng việc tăng gia lãi suất có kiểm soát, nhằm chận đà tăng tín dụng, vốn đã tăng khoảng 50% trong năm 2007, thay vi đề ra những chỉ tiêu định lượng. Đồng thời IMF kêu gọi nhà cầm quyền Hànội gia tăng những hạn chế đối với hoạt động vay tiền của các doanh nghiệp nhà nước, và giảm thiểu mức thâm hụt cán cân thương mại.
Khuyến nghị trên được đưa ra trong lúc Việtnam bị đối diện với nạn vật giá leo thang, phát sinh từ sự tăng vọt của giá nhiên liệu và thực phẩm trên thị trưởng thế giới và Việtnam. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 2 vừa qua tại Việtnam đã lên tới mức 15.67%, cao nhất vùng Châu Á. Cán cân thương mãi ngày càng thâm hụt khủng khiếp, vì bao nhiêu lợi nhuận kiếm được nhờ ở thị trường của Mỹ và thế giới, không đủ bù vào việc nhập cảng hàng hóa của Trungcộng. Niềm tin vào “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” nơi lãnh đạo, cán bộ và dân chúng đang tan biến. Giới tư doanh và đâu tư ngoại quốc không còn tin vào thứ Thị Trường Chứng Khoán ăn sổi của Việtnam, do các công ty quốc doanh thao túng nữa. Đình công nổ ra hàng loạt. Ngày 5/3/08, 10 ngàn công nhân xí nghiệp sản xuất Nike ở gần Sảigòn, và khoảng 5 ngàn công nhân của công ty Nhậtbản ở Hảiphòng đã đình công đòi tăng lương để theo kịp với vật giá gia tăng. Dân chúng lâm vào cảnh túng quẫn, tạo mầm bất ổn xã hội. Khiến cho Việtcộng buộc phải hủy bỏ cuộc hội thảo về đầu tư thường niên lần thứ 3 của Euromoney Vietnam Investment Forum định bắt đầu vào Thứ Ba này. Sự hủy bỏ cuộc hội thảo quan trọng đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy cơn lốc kinh tế đã làm rúng động đến nền tảng kinh tế của nhà nước Việtcộng.
Dù vậy, dù đã có khuyến nghị của các chuyên gia thượng thặng của IMF, đưa ra những biện pháp tháo gỡ khủng hoảng cho một nền kinh tế dựa trên nguyên tắc thị trường tự do. Nhưng nhóm lãnh đạo Hànội vẫn không sao tìếp thu nỗi, họ vẫn bám cứng vào nguyên tắc nhà nước trực tiếp can thiệp vào kinh tế thị trường qua một tổng công ty có tên là Đầu Tư Kinh Doanh Vốn Nhà Nước, gọi tắt là SCIC sẽ cùng với cơ quan chức năng nhà nước lên kế hoạch mua cổ phiếu trên thị trường. Thị trường chứng khoán lập ra, nhằm huy động vốn tiết kiệm của tư nhân và toàn dân làm thành vốn đầu tư để các công ty phát triển kinh tế, nay vì cứu các nhà đầu cơ chứng khoán, chính phủ phải đổ ngân sách quốc gia ra mua thứ cổ phiếu ế ẩm mất giá đó, trong lúc nển kinh tế đang trong tình trạng lạm phát phi mã, thì đúng là lũ mù quẳng tiền vào đống lửa. Nhưng thực tế thì chúng không mù, mà chỉ lưu manh, vì chúng chỉ nghĩ đến quyền lợi của chúng.
Đến đây thì các chuyên gia kinh tế thế giới đã buộc phải hiểu rằng, nhóm cầm đầu Việtcộng, miệng nói là làm kinh tế thị trường, nhưng bản chất của chế độ vẫn là chỉ là cộng sản, một thứ cộng sản gian manh chỉ thừa nhận cho đảng viên có quyển tư hữu, còn toàn dân vẫn phải sống trong quy chế công hữu, chỉ đảng viên mới có quyền nhân danh nhà nước để tham nhũng, nhân danh luật pháp để bỏ tù những người bất đồng chính kiến và đòi công lý. Bởi vậy nhà nước mới cho thành lập tổng công ty Đầu Tư Kinh Doanh Vốn Nhà Nuớc do Bộ Trưởng Tài Chánh là chủ tịch, nhằm cứu các công ty quốc doanh do bọn đảng viên đầu cơ chứng khoán. Đâu có giống như ở các nước Dân Chủ, thị trường nằm trong tay tư doanh, điều tiết thị trường do các ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia đảm trách. Chính phủ không trực tiếp can thiệp vào thị trường, mà chỉ dùng thuế khóa làm đòn bẩy cho nền kinh tế, như giảm thuế cho tư bản để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Trả bớt thuế lại cho dân để tăng tiêu thụ. Hiện nay để giải quyết khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Ngân hàng Trung Ương một số nước, trong đó có Hoakỳ, Âu Châu, Thụy Sĩ, Canada đã loan báo những biện pháp khẩn cấp để đối phó với cuộc khủng hoảng đó. Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ đi đầu sẽ cung ứng 200 tỷ USD cho các định chế tài chánh trong vòng 28 ngày, thay vì giao tiền như hiện nay là chuyển ngân qua đêm. Nhờ đó mà một số thị trường gần đây đã tăng trở lại.
Xem vậy, nếu Việtnam còn do bọn Việtcộng cầm đầu, để bắt toàn dân và buộc thế giới phải chấp nhận cái nền kinh tế quái gở “Thị Trường Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, và phải tuân thủ những thứ luật pháp lạc hậu bất minh, thì dù cho Hoakỳ và quốc tế có thiện chí tới mấy cũng không cứu nổi cuộc khủng hoảng kinh tế Việtnam hiện nay. Vì hầu như cả nhóm cầm đầu Việtcộng đều không chịu hiểu thế nào là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, họ vẫn bám cứng lấy phương pháp toàn trị. Đảng và chính phủ phải nắm vận mệnh toàn xã hội, đặt chỉ tiêu cho kinh tế, dùng các công ty quốc doanh để thao túng thị trường và độc quyền tham nhũng. Chính vì thế, mà từ Nguyễn Minh Triết tới Nguyễn Tấn Dũng khi được truyền thông quốc tế hỏi về trường hợp nhà nước bỏ tù những người Việtnam đấu tranh bất bạo động đòi tự do, dân chủ, nhân quyền thì đều được trả lời là nhà nước chỉ bỏ tù những kẻ phạm pháp. Và Việtnan có luật về tự do báo chí nhất thế giới. Có nghĩa là thứ luật pháp mà Việtcông đang áp dụng tại Việtnam là luật của Xã Hội Chủ Nghĩa, không nhằm bảo vệ cho người dân, mà chỉ nhằm bảo vệ cho quyền độc tôn của cộng đảng. Ai chống đảng, có ý kiến trái với đảng đều phạm pháp, bị kết án, bỏ tù.
Có nghĩa là luật báo chí ở Việtnam chỉ cho phép đảng viên được độc quyền làm báo và viết báo, nhưng vẫn phải xếp hàng đi một lề bên phải. Trong khi đó, nước bạn hàng lớn nhất của Việtnam hiện nay là Hoakỳ lại là một nước dân chủ hàng đầu thế giới, ở đây không có luật báo chí, mà Tu Chính Án Số 1 của Hoa kỳ còn cấm “Quốc Hội không được làm luật nào không tôn trọng sự hình thành của tôn giáo, hoặc cấm đoán sự tự do sinh hoạt của tôn giáo, hay giảm quyền tự do ngôn luận, hoặc báo chí, hay quyền tụ họp của người dân một cách ôn hòa, và kiến nghị chính phủ để điều chỉnh các than oán của dân chúng”. Nhưng không vì vậy mà xã hội loạn, vì tôn giáo, và báo chí đểu bị quyền tự do cá nhân của mỗi công dân giới hạn. Công dân có quyền nhờ toà án phán quyết khi bất cứ thế lực nào vi phạm vào quyền riêng tư của mình. Nhờ đó mà người dân tin vào chế độ. Kinh tế Thị Trường có tồn tại phát trỉển được hay không là nhờ vào chữ TÍN. Khi nền Kinh Tế Thị Trường theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đã đánh mất chữ tín với quốc dân và quốc tế, tất đã đến lúc phải sụp đổ mau chóng thôi.
Little Saigon ngày 11/03/2008.
0 Responses to SỰ SỤP ĐỔ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA