Lý Đại Nguyên.
Từ trước tới nay, Việt cộng đều lớn tiếng tuyên dương lý tưởng đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việtnam, ngay khi họ hiện nguyên hình là cộng sản áp dụng chế độc độc tài toàn trị ở Miền Bắc, hoàn toàn đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc Tế Cộng Sản, đứng đầu là Liên Xô và Trungcộng, để thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam, thì họ vẫn dùng chiêu bài độc lập dân tộc để sách động dân chúng Miền Nam nổi lên chống chế độ tự do của Việtnam Cộnghòa, một đồng minh với Hoakỳ và Thế Giới Dân Chủ. Thậm chí đến lúc chiếm trọn Việtnam, công khai thực hiện chế độ cộng sản, mà họ gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa chết tiệt hiện nay, họ vẫn không biết ngượng, cứ dùng chiêu bài “độc lập dân tộc” để khoe khoang thành tích, cố tình lấp liếm đi những sai lầm và tội ác đã gây ra cho quốc dân và tinh thần độc lập của dân tộc, qua việc hiến đất, dâng biển, nhường đảo cho Trungcộng. Nhưng đến lúc phải chứng tỏ lý tưởng độc lập của mình ra trước công luận thế giới, bằng việc dùng lá phiếu ở Hội Đồng Bảo An LHQ để chấp nhận cho nước Kosovo Độc Lập, thì lại theo Nga, Tầu bỏ phiếu chống.
Kosovo vốn là một tỉnh của Serbia, được đặt dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc, từ khi NATO đẩy lui các lực lượng quân sự của người Serbia ra khỏi đây năm 1999, trong một cuộc chiến thanh lọc chủng tộc và tôn giáo, do chính quyền Belgrade thời đó thực hiện. Kosovo có 2 triệu dân. Sắc tộc Albania chiếm đa số. Người Serbia có 10%. Ngày 17/02/2008, Quốc Hội Kosovo bỏ phiếu tán thành việc tách lãnh thổ này ra khỏi chính quyền Belgrade của Serbia để thành một Quốc Gia Độc Lập. Các nước Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoakỳ mau chóng nhìn nhận Kosovo độc lập. Riêng Nga thì kịch liệt phản đối. Còn Trungcộng không tán thành Kosovo độc lập, vì lo ngại sẽ trở thành tiền lệ cho Đài Loan tách ra khỏi Hoa Lục và Đức Đạt Lai Lạt Ma đòi cho Tây Tạng được Tự Trị. Điều này cho thấy, dù chính Hoakỳ và các nước Âu Châu đã tích cực vận động để cho Việtnam được trở thành hội viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ. Đến khi phải dùng lá phiếu để bày tỏ thái độ của mình về vấn đề Độc Lập cho các Dân Tộc và Nhân Quyền của Người Dân ở mọi quốc gia, thì nhà cầm quyền độc tài Việtcộng vẫn cứ đứng chung giới tuyến với các nước độc tài, bành trướng là Nga và Tầu.
Trong khi Trung cộng đang làm mọi cách để tô điểm cho kỳ Thế Vận Hội được tổ chức vào ngày 08/08/08 tại Bắc Kinh, nào là chính Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trungcộng, trong buổi gặp đoàn đại biểu Quốc Hội của người Tây Tạng đã yêu cầu họ tìm cách nâng cao mức sống, cũng như xây đắp hòa bình và ổn định khu vực này. Nhưng mặt khác giới lãnh đạo Trungcộng vẫn không chấp nhận đề nghị hợp tình của Đức Đạt Lai Lạt Ma là phải để cho Tây Tạng được rộng quyền tự trị, nhằm duy trì văn hóa và tôn giáo cá biệt của dân tộc Tây Tạng. Trái lại còn lên án các chính phủ của những nước tiếp xúc với Ngài Đạt Lai Lạt Ma nữa. Chính vì vậy, mà người dân Tây Tạng trong, ngoài nước không còn kiên nhẫn chờ đợi thêm. Nhân kỷ niệm 49 năm ngày 10 tháng 03 năm 1959. Dân chúng Tây Tạng nổi lên chống lại ách thống trị cùa Trungcộng bất thành, khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma bị lưu vong bên Ấn Độ. Khởi đầu bằng cuộc đi bộ cùa 100 người Tây Tạng lưu vong từ Ấn Độ quyết vượt biên giới vào Tây Tạng, tuy bị cảnh sát Ấn Độ chận lại, nhưng họ tuyên bố sẽ nhất quyết tìm mọi cách đến Lhasa, thủ đô của Tây Tạng trong vòng 6 tháng, trước khi khai diễn Thế Vận Hội Bắc Kinh. Cuộc tuần hành được gọi là “Trường Chinh” này nhằm kêu gọi sự chú ý đến cuộc đấu tranh đòi tự do cho quê hương Tây Tạng thoát khỏi tình trạng của sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trungcộng kể từ năm 1951. Và rồi Trungcộng tự tuyên bố đây là phần lãnh thổ bất khả phân của họ.
Tuy người bên ngoài chưa lọt được vào nội địa, mà cuộc xuống đường của dân chúng đã đồng loạt nổ ra tại Lhasa. Sớm ngày thứ Hai, 10/03/08, khoảng 300 nhà sư từ tu viện Drepung nằm ngoài Lhasa, xếp hàng một đi theo đường dài 10 cây số tiến vào Lhasa. Chỉ ít phút sau đoàn tu sĩ rời tu viện thì cảnh sát, công an, quân đội Trungcộng xuất hiện khắp nơi. Súng nổ, người chết, lửa cháy, bạo động, hỗn loạn. Ngày 16/03/08, nhà cầm quyền Trungcộng loan báo tái lập trật tự và ra lệnh cho các người biểu tình còn trốn thoát phải ra đầu hàng. Nhưng cuộc chống đối Trungcộng từ Tây Tạng đã lan sang quận Aba thuộc tỉnh Tứ Xuyên Trunghoa. Và hầu hết ở các nước có người Tây Tạng lưu vong, đều thực hiện các cuộc biểu tình trước các đại sứ quán Trungcộng. Điều đặc biệt là giới trẻ của Tây Tạng trong dịp này, họ đã đi quá xa với đòi hỏi Tây Tạng Tự Trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đó là đòi Độc Lập cho Tây Tạng. Trước nhu cầu Độc Lập của người Tây Tạng và cảnh bạo động vừa xẩy ra, khiến Đức Đạt Lại Lạt Ma, người chủ trương sử dụng bất bạo động là phương tiện đạt tới mục tiêu tự trị cho Tây Tạng, đã phải đưa ra lời tuyên bố: “Nếu mọi sự vượt ra ngoài tầm kiểm soát, thì chọn lựa duy nhất của Ngài là hoàn toàn từ nhiệm”. Đến đây thì giới lãnh đạo Trungcộng phải lựa chọn là gặp Ngài Đạt Lai Lạt Ma để thương thảo về nền Tự Trị của Tây Tạng, hay phải đương đầu với một cuộc đấu tranh quyết tử đòi Độc Lập của dân Tây Tạng.
Hiện nay, hình ảnh của cuộc tổ chức Thế Vận Bắc Kinh đã trở nên ảm đạm, nhiều tổ chúc nhân quyền thế giới, như Phóng Viên Không Biên Giới đã chính thức kêu gọi tẩy chay lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Giới Trí Thức Âu Châu củng kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị thế giới tẩy chay lễ khai mạc ấy, nếu tình trạng bạo động tại Tây Tạng vẫn tiếp diễn. Nhiều lực sĩ hàng đầu của quốc tế cũng tỏ ý tẩy chay không tham dự kỳ thế vận hắc ám lần này. Tại Hoa Thịnh Đốn, một quan chức Bộ Ngoại Giao đã nói với các nhà Lập Pháp rằng: Hoakỳ không đe dọa tẩy chay Thế Vận Hội. Nhưng đây là cơ hội để Bắc Kinh chứng tỏ những tiến bộ về nhân quyền và các vấn đề khác của Trunghoa. Đến như ông Mã Anh Cửu ứng viên tổng thống của Quốc Dân Đảng, vốn là đảng muốn duy trì quan hệ giao thương hài hòa với nhà cầm quyền Bắc Kinh, cũng lên tiếng: Nếu vấn đề Tây Tạng ngày một xấu đi, thì sau khi đắc cử tổng thống, ông sẽ không gửi vận động viên tham dự Thế Vận Bắc Kinh. Còn với ông Tạ Trường Đình của đảng Dân Tiến, nếu thắng chức tổng thống Đài Loan, ngày 22/03/08 này, thì đương nhiên Đài Loan sẽ tách khỏi Hoa Lục để thành Quốc Gia Độc Lập..
Nhân dịp này Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng VHĐ, GHPGVNTN đã gửi thư tới đức Đạt Lai Lạt Ma, tỏ tình liên đới và hậu thuẫn đối với cuộc đấu tranh cho tự do của Dân Tộc Tây Tạng. Hầu như cả thế giới đều quan tâm tới tình hình Tây Tạng và cảm thông chia xẻ với cuộc đấu tranh thần thánh của Dân Tộc Tây Tạng chống lại cuộc xâm lăng, cuộc tiêu diệt văn hóa, cuộc đồng hóa dân tộc của bạo quyền Trungcộng, và đòi độc lập, thì Việtcộng chẳng những câm nín, mà không dám cho báo chí của họ viết một chữ nào về biến cố Tây Tạng. Rõ ràng là đảng và nhà cầm quyền Việtcộng đã quá sợ oai Trungcộng rồi. Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh và Toàn Dân Việtnam cần phải tỏ thái độ với Trungcộng trong cuộc rước đuốc Thế Vận qua Saigòn ra Hoàng Sa, với thâm ý là buộc Việtcộng và cả chúng ta phải thừa nhận chủ quyền của chúng ở đây. Chúng ta hãy nhất tề cùng nói: KHÔNG! Bằng những hành động cụ thể quyết liệt chống đối cuộc rước đuốc ô nhục đó.
Little Saigon ngày 18/03/2008.
Từ trước tới nay, Việt cộng đều lớn tiếng tuyên dương lý tưởng đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việtnam, ngay khi họ hiện nguyên hình là cộng sản áp dụng chế độc độc tài toàn trị ở Miền Bắc, hoàn toàn đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc Tế Cộng Sản, đứng đầu là Liên Xô và Trungcộng, để thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam, thì họ vẫn dùng chiêu bài độc lập dân tộc để sách động dân chúng Miền Nam nổi lên chống chế độ tự do của Việtnam Cộnghòa, một đồng minh với Hoakỳ và Thế Giới Dân Chủ. Thậm chí đến lúc chiếm trọn Việtnam, công khai thực hiện chế độ cộng sản, mà họ gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa chết tiệt hiện nay, họ vẫn không biết ngượng, cứ dùng chiêu bài “độc lập dân tộc” để khoe khoang thành tích, cố tình lấp liếm đi những sai lầm và tội ác đã gây ra cho quốc dân và tinh thần độc lập của dân tộc, qua việc hiến đất, dâng biển, nhường đảo cho Trungcộng. Nhưng đến lúc phải chứng tỏ lý tưởng độc lập của mình ra trước công luận thế giới, bằng việc dùng lá phiếu ở Hội Đồng Bảo An LHQ để chấp nhận cho nước Kosovo Độc Lập, thì lại theo Nga, Tầu bỏ phiếu chống.
Kosovo vốn là một tỉnh của Serbia, được đặt dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc, từ khi NATO đẩy lui các lực lượng quân sự của người Serbia ra khỏi đây năm 1999, trong một cuộc chiến thanh lọc chủng tộc và tôn giáo, do chính quyền Belgrade thời đó thực hiện. Kosovo có 2 triệu dân. Sắc tộc Albania chiếm đa số. Người Serbia có 10%. Ngày 17/02/2008, Quốc Hội Kosovo bỏ phiếu tán thành việc tách lãnh thổ này ra khỏi chính quyền Belgrade của Serbia để thành một Quốc Gia Độc Lập. Các nước Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoakỳ mau chóng nhìn nhận Kosovo độc lập. Riêng Nga thì kịch liệt phản đối. Còn Trungcộng không tán thành Kosovo độc lập, vì lo ngại sẽ trở thành tiền lệ cho Đài Loan tách ra khỏi Hoa Lục và Đức Đạt Lai Lạt Ma đòi cho Tây Tạng được Tự Trị. Điều này cho thấy, dù chính Hoakỳ và các nước Âu Châu đã tích cực vận động để cho Việtnam được trở thành hội viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ. Đến khi phải dùng lá phiếu để bày tỏ thái độ của mình về vấn đề Độc Lập cho các Dân Tộc và Nhân Quyền của Người Dân ở mọi quốc gia, thì nhà cầm quyền độc tài Việtcộng vẫn cứ đứng chung giới tuyến với các nước độc tài, bành trướng là Nga và Tầu.
Trong khi Trung cộng đang làm mọi cách để tô điểm cho kỳ Thế Vận Hội được tổ chức vào ngày 08/08/08 tại Bắc Kinh, nào là chính Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trungcộng, trong buổi gặp đoàn đại biểu Quốc Hội của người Tây Tạng đã yêu cầu họ tìm cách nâng cao mức sống, cũng như xây đắp hòa bình và ổn định khu vực này. Nhưng mặt khác giới lãnh đạo Trungcộng vẫn không chấp nhận đề nghị hợp tình của Đức Đạt Lai Lạt Ma là phải để cho Tây Tạng được rộng quyền tự trị, nhằm duy trì văn hóa và tôn giáo cá biệt của dân tộc Tây Tạng. Trái lại còn lên án các chính phủ của những nước tiếp xúc với Ngài Đạt Lai Lạt Ma nữa. Chính vì vậy, mà người dân Tây Tạng trong, ngoài nước không còn kiên nhẫn chờ đợi thêm. Nhân kỷ niệm 49 năm ngày 10 tháng 03 năm 1959. Dân chúng Tây Tạng nổi lên chống lại ách thống trị cùa Trungcộng bất thành, khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma bị lưu vong bên Ấn Độ. Khởi đầu bằng cuộc đi bộ cùa 100 người Tây Tạng lưu vong từ Ấn Độ quyết vượt biên giới vào Tây Tạng, tuy bị cảnh sát Ấn Độ chận lại, nhưng họ tuyên bố sẽ nhất quyết tìm mọi cách đến Lhasa, thủ đô của Tây Tạng trong vòng 6 tháng, trước khi khai diễn Thế Vận Hội Bắc Kinh. Cuộc tuần hành được gọi là “Trường Chinh” này nhằm kêu gọi sự chú ý đến cuộc đấu tranh đòi tự do cho quê hương Tây Tạng thoát khỏi tình trạng của sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trungcộng kể từ năm 1951. Và rồi Trungcộng tự tuyên bố đây là phần lãnh thổ bất khả phân của họ.
Tuy người bên ngoài chưa lọt được vào nội địa, mà cuộc xuống đường của dân chúng đã đồng loạt nổ ra tại Lhasa. Sớm ngày thứ Hai, 10/03/08, khoảng 300 nhà sư từ tu viện Drepung nằm ngoài Lhasa, xếp hàng một đi theo đường dài 10 cây số tiến vào Lhasa. Chỉ ít phút sau đoàn tu sĩ rời tu viện thì cảnh sát, công an, quân đội Trungcộng xuất hiện khắp nơi. Súng nổ, người chết, lửa cháy, bạo động, hỗn loạn. Ngày 16/03/08, nhà cầm quyền Trungcộng loan báo tái lập trật tự và ra lệnh cho các người biểu tình còn trốn thoát phải ra đầu hàng. Nhưng cuộc chống đối Trungcộng từ Tây Tạng đã lan sang quận Aba thuộc tỉnh Tứ Xuyên Trunghoa. Và hầu hết ở các nước có người Tây Tạng lưu vong, đều thực hiện các cuộc biểu tình trước các đại sứ quán Trungcộng. Điều đặc biệt là giới trẻ của Tây Tạng trong dịp này, họ đã đi quá xa với đòi hỏi Tây Tạng Tự Trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đó là đòi Độc Lập cho Tây Tạng. Trước nhu cầu Độc Lập của người Tây Tạng và cảnh bạo động vừa xẩy ra, khiến Đức Đạt Lại Lạt Ma, người chủ trương sử dụng bất bạo động là phương tiện đạt tới mục tiêu tự trị cho Tây Tạng, đã phải đưa ra lời tuyên bố: “Nếu mọi sự vượt ra ngoài tầm kiểm soát, thì chọn lựa duy nhất của Ngài là hoàn toàn từ nhiệm”. Đến đây thì giới lãnh đạo Trungcộng phải lựa chọn là gặp Ngài Đạt Lai Lạt Ma để thương thảo về nền Tự Trị của Tây Tạng, hay phải đương đầu với một cuộc đấu tranh quyết tử đòi Độc Lập của dân Tây Tạng.
Hiện nay, hình ảnh của cuộc tổ chức Thế Vận Bắc Kinh đã trở nên ảm đạm, nhiều tổ chúc nhân quyền thế giới, như Phóng Viên Không Biên Giới đã chính thức kêu gọi tẩy chay lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Giới Trí Thức Âu Châu củng kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị thế giới tẩy chay lễ khai mạc ấy, nếu tình trạng bạo động tại Tây Tạng vẫn tiếp diễn. Nhiều lực sĩ hàng đầu của quốc tế cũng tỏ ý tẩy chay không tham dự kỳ thế vận hắc ám lần này. Tại Hoa Thịnh Đốn, một quan chức Bộ Ngoại Giao đã nói với các nhà Lập Pháp rằng: Hoakỳ không đe dọa tẩy chay Thế Vận Hội. Nhưng đây là cơ hội để Bắc Kinh chứng tỏ những tiến bộ về nhân quyền và các vấn đề khác của Trunghoa. Đến như ông Mã Anh Cửu ứng viên tổng thống của Quốc Dân Đảng, vốn là đảng muốn duy trì quan hệ giao thương hài hòa với nhà cầm quyền Bắc Kinh, cũng lên tiếng: Nếu vấn đề Tây Tạng ngày một xấu đi, thì sau khi đắc cử tổng thống, ông sẽ không gửi vận động viên tham dự Thế Vận Bắc Kinh. Còn với ông Tạ Trường Đình của đảng Dân Tiến, nếu thắng chức tổng thống Đài Loan, ngày 22/03/08 này, thì đương nhiên Đài Loan sẽ tách khỏi Hoa Lục để thành Quốc Gia Độc Lập..
Nhân dịp này Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng VHĐ, GHPGVNTN đã gửi thư tới đức Đạt Lai Lạt Ma, tỏ tình liên đới và hậu thuẫn đối với cuộc đấu tranh cho tự do của Dân Tộc Tây Tạng. Hầu như cả thế giới đều quan tâm tới tình hình Tây Tạng và cảm thông chia xẻ với cuộc đấu tranh thần thánh của Dân Tộc Tây Tạng chống lại cuộc xâm lăng, cuộc tiêu diệt văn hóa, cuộc đồng hóa dân tộc của bạo quyền Trungcộng, và đòi độc lập, thì Việtcộng chẳng những câm nín, mà không dám cho báo chí của họ viết một chữ nào về biến cố Tây Tạng. Rõ ràng là đảng và nhà cầm quyền Việtcộng đã quá sợ oai Trungcộng rồi. Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh và Toàn Dân Việtnam cần phải tỏ thái độ với Trungcộng trong cuộc rước đuốc Thế Vận qua Saigòn ra Hoàng Sa, với thâm ý là buộc Việtcộng và cả chúng ta phải thừa nhận chủ quyền của chúng ở đây. Chúng ta hãy nhất tề cùng nói: KHÔNG! Bằng những hành động cụ thể quyết liệt chống đối cuộc rước đuốc ô nhục đó.
Little Saigon ngày 18/03/2008.
Lý Đại Nguyên.
Qũy Tiền Tệ Quốc Tế -IMF- chính thức lên tiếng cảnh báo giới hữu trách Việtcộng rằng: “Nền kinh tế đang tăng tưởng nhanh chóng của Việtnam đã lên cơn sốt.” Theo nhật báo Fiancial Times ở Anh, phó giam đốc bộ phận Châu Á Thái Bình Dưong của IMF, ông Shogo Ishii trong một bài viết trên trang nhà IMF rằng: “Ngày càng có dấu hiệu cho thấy kinh tế Việtnam đang lên cơn sốt, đe dọa tới sự tăng trưởng lâu bển và trong trung hạn.” Trong cuộc họp với giới chức thẩm quyền Hànội tuần trước, đại diện IMF, ông Benedict Bingham đề nghị áp dụng việc tăng gia lãi suất có kiểm soát, nhằm chận đà tăng tín dụng, vốn đã tăng khoảng 50% trong năm 2007, thay vi đề ra những chỉ tiêu định lượng. Đồng thời IMF kêu gọi nhà cầm quyền Hànội gia tăng những hạn chế đối với hoạt động vay tiền của các doanh nghiệp nhà nước, và giảm thiểu mức thâm hụt cán cân thương mại.
Khuyến nghị trên được đưa ra trong lúc Việtnam bị đối diện với nạn vật giá leo thang, phát sinh từ sự tăng vọt của giá nhiên liệu và thực phẩm trên thị trưởng thế giới và Việtnam. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 2 vừa qua tại Việtnam đã lên tới mức 15.67%, cao nhất vùng Châu Á. Cán cân thương mãi ngày càng thâm hụt khủng khiếp, vì bao nhiêu lợi nhuận kiếm được nhờ ở thị trường của Mỹ và thế giới, không đủ bù vào việc nhập cảng hàng hóa của Trungcộng. Niềm tin vào “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” nơi lãnh đạo, cán bộ và dân chúng đang tan biến. Giới tư doanh và đâu tư ngoại quốc không còn tin vào thứ Thị Trường Chứng Khoán ăn sổi của Việtnam, do các công ty quốc doanh thao túng nữa. Đình công nổ ra hàng loạt. Ngày 5/3/08, 10 ngàn công nhân xí nghiệp sản xuất Nike ở gần Sảigòn, và khoảng 5 ngàn công nhân của công ty Nhậtbản ở Hảiphòng đã đình công đòi tăng lương để theo kịp với vật giá gia tăng. Dân chúng lâm vào cảnh túng quẫn, tạo mầm bất ổn xã hội. Khiến cho Việtcộng buộc phải hủy bỏ cuộc hội thảo về đầu tư thường niên lần thứ 3 của Euromoney Vietnam Investment Forum định bắt đầu vào Thứ Ba này. Sự hủy bỏ cuộc hội thảo quan trọng đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy cơn lốc kinh tế đã làm rúng động đến nền tảng kinh tế của nhà nước Việtcộng.
Dù vậy, dù đã có khuyến nghị của các chuyên gia thượng thặng của IMF, đưa ra những biện pháp tháo gỡ khủng hoảng cho một nền kinh tế dựa trên nguyên tắc thị trường tự do. Nhưng nhóm lãnh đạo Hànội vẫn không sao tìếp thu nỗi, họ vẫn bám cứng vào nguyên tắc nhà nước trực tiếp can thiệp vào kinh tế thị trường qua một tổng công ty có tên là Đầu Tư Kinh Doanh Vốn Nhà Nước, gọi tắt là SCIC sẽ cùng với cơ quan chức năng nhà nước lên kế hoạch mua cổ phiếu trên thị trường. Thị trường chứng khoán lập ra, nhằm huy động vốn tiết kiệm của tư nhân và toàn dân làm thành vốn đầu tư để các công ty phát triển kinh tế, nay vì cứu các nhà đầu cơ chứng khoán, chính phủ phải đổ ngân sách quốc gia ra mua thứ cổ phiếu ế ẩm mất giá đó, trong lúc nển kinh tế đang trong tình trạng lạm phát phi mã, thì đúng là lũ mù quẳng tiền vào đống lửa. Nhưng thực tế thì chúng không mù, mà chỉ lưu manh, vì chúng chỉ nghĩ đến quyền lợi của chúng.
Đến đây thì các chuyên gia kinh tế thế giới đã buộc phải hiểu rằng, nhóm cầm đầu Việtcộng, miệng nói là làm kinh tế thị trường, nhưng bản chất của chế độ vẫn là chỉ là cộng sản, một thứ cộng sản gian manh chỉ thừa nhận cho đảng viên có quyển tư hữu, còn toàn dân vẫn phải sống trong quy chế công hữu, chỉ đảng viên mới có quyền nhân danh nhà nước để tham nhũng, nhân danh luật pháp để bỏ tù những người bất đồng chính kiến và đòi công lý. Bởi vậy nhà nước mới cho thành lập tổng công ty Đầu Tư Kinh Doanh Vốn Nhà Nuớc do Bộ Trưởng Tài Chánh là chủ tịch, nhằm cứu các công ty quốc doanh do bọn đảng viên đầu cơ chứng khoán. Đâu có giống như ở các nước Dân Chủ, thị trường nằm trong tay tư doanh, điều tiết thị trường do các ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia đảm trách. Chính phủ không trực tiếp can thiệp vào thị trường, mà chỉ dùng thuế khóa làm đòn bẩy cho nền kinh tế, như giảm thuế cho tư bản để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Trả bớt thuế lại cho dân để tăng tiêu thụ. Hiện nay để giải quyết khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Ngân hàng Trung Ương một số nước, trong đó có Hoakỳ, Âu Châu, Thụy Sĩ, Canada đã loan báo những biện pháp khẩn cấp để đối phó với cuộc khủng hoảng đó. Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ đi đầu sẽ cung ứng 200 tỷ USD cho các định chế tài chánh trong vòng 28 ngày, thay vì giao tiền như hiện nay là chuyển ngân qua đêm. Nhờ đó mà một số thị trường gần đây đã tăng trở lại.
Xem vậy, nếu Việtnam còn do bọn Việtcộng cầm đầu, để bắt toàn dân và buộc thế giới phải chấp nhận cái nền kinh tế quái gở “Thị Trường Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, và phải tuân thủ những thứ luật pháp lạc hậu bất minh, thì dù cho Hoakỳ và quốc tế có thiện chí tới mấy cũng không cứu nổi cuộc khủng hoảng kinh tế Việtnam hiện nay. Vì hầu như cả nhóm cầm đầu Việtcộng đều không chịu hiểu thế nào là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, họ vẫn bám cứng lấy phương pháp toàn trị. Đảng và chính phủ phải nắm vận mệnh toàn xã hội, đặt chỉ tiêu cho kinh tế, dùng các công ty quốc doanh để thao túng thị trường và độc quyền tham nhũng. Chính vì thế, mà từ Nguyễn Minh Triết tới Nguyễn Tấn Dũng khi được truyền thông quốc tế hỏi về trường hợp nhà nước bỏ tù những người Việtnam đấu tranh bất bạo động đòi tự do, dân chủ, nhân quyền thì đều được trả lời là nhà nước chỉ bỏ tù những kẻ phạm pháp. Và Việtnan có luật về tự do báo chí nhất thế giới. Có nghĩa là thứ luật pháp mà Việtcông đang áp dụng tại Việtnam là luật của Xã Hội Chủ Nghĩa, không nhằm bảo vệ cho người dân, mà chỉ nhằm bảo vệ cho quyền độc tôn của cộng đảng. Ai chống đảng, có ý kiến trái với đảng đều phạm pháp, bị kết án, bỏ tù.
Có nghĩa là luật báo chí ở Việtnam chỉ cho phép đảng viên được độc quyền làm báo và viết báo, nhưng vẫn phải xếp hàng đi một lề bên phải. Trong khi đó, nước bạn hàng lớn nhất của Việtnam hiện nay là Hoakỳ lại là một nước dân chủ hàng đầu thế giới, ở đây không có luật báo chí, mà Tu Chính Án Số 1 của Hoa kỳ còn cấm “Quốc Hội không được làm luật nào không tôn trọng sự hình thành của tôn giáo, hoặc cấm đoán sự tự do sinh hoạt của tôn giáo, hay giảm quyền tự do ngôn luận, hoặc báo chí, hay quyền tụ họp của người dân một cách ôn hòa, và kiến nghị chính phủ để điều chỉnh các than oán của dân chúng”. Nhưng không vì vậy mà xã hội loạn, vì tôn giáo, và báo chí đểu bị quyền tự do cá nhân của mỗi công dân giới hạn. Công dân có quyền nhờ toà án phán quyết khi bất cứ thế lực nào vi phạm vào quyền riêng tư của mình. Nhờ đó mà người dân tin vào chế độ. Kinh tế Thị Trường có tồn tại phát trỉển được hay không là nhờ vào chữ TÍN. Khi nền Kinh Tế Thị Trường theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đã đánh mất chữ tín với quốc dân và quốc tế, tất đã đến lúc phải sụp đổ mau chóng thôi.
Little Saigon ngày 11/03/2008.
Qũy Tiền Tệ Quốc Tế -IMF- chính thức lên tiếng cảnh báo giới hữu trách Việtcộng rằng: “Nền kinh tế đang tăng tưởng nhanh chóng của Việtnam đã lên cơn sốt.” Theo nhật báo Fiancial Times ở Anh, phó giam đốc bộ phận Châu Á Thái Bình Dưong của IMF, ông Shogo Ishii trong một bài viết trên trang nhà IMF rằng: “Ngày càng có dấu hiệu cho thấy kinh tế Việtnam đang lên cơn sốt, đe dọa tới sự tăng trưởng lâu bển và trong trung hạn.” Trong cuộc họp với giới chức thẩm quyền Hànội tuần trước, đại diện IMF, ông Benedict Bingham đề nghị áp dụng việc tăng gia lãi suất có kiểm soát, nhằm chận đà tăng tín dụng, vốn đã tăng khoảng 50% trong năm 2007, thay vi đề ra những chỉ tiêu định lượng. Đồng thời IMF kêu gọi nhà cầm quyền Hànội gia tăng những hạn chế đối với hoạt động vay tiền của các doanh nghiệp nhà nước, và giảm thiểu mức thâm hụt cán cân thương mại.
Khuyến nghị trên được đưa ra trong lúc Việtnam bị đối diện với nạn vật giá leo thang, phát sinh từ sự tăng vọt của giá nhiên liệu và thực phẩm trên thị trưởng thế giới và Việtnam. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 2 vừa qua tại Việtnam đã lên tới mức 15.67%, cao nhất vùng Châu Á. Cán cân thương mãi ngày càng thâm hụt khủng khiếp, vì bao nhiêu lợi nhuận kiếm được nhờ ở thị trường của Mỹ và thế giới, không đủ bù vào việc nhập cảng hàng hóa của Trungcộng. Niềm tin vào “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” nơi lãnh đạo, cán bộ và dân chúng đang tan biến. Giới tư doanh và đâu tư ngoại quốc không còn tin vào thứ Thị Trường Chứng Khoán ăn sổi của Việtnam, do các công ty quốc doanh thao túng nữa. Đình công nổ ra hàng loạt. Ngày 5/3/08, 10 ngàn công nhân xí nghiệp sản xuất Nike ở gần Sảigòn, và khoảng 5 ngàn công nhân của công ty Nhậtbản ở Hảiphòng đã đình công đòi tăng lương để theo kịp với vật giá gia tăng. Dân chúng lâm vào cảnh túng quẫn, tạo mầm bất ổn xã hội. Khiến cho Việtcộng buộc phải hủy bỏ cuộc hội thảo về đầu tư thường niên lần thứ 3 của Euromoney Vietnam Investment Forum định bắt đầu vào Thứ Ba này. Sự hủy bỏ cuộc hội thảo quan trọng đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy cơn lốc kinh tế đã làm rúng động đến nền tảng kinh tế của nhà nước Việtcộng.
Dù vậy, dù đã có khuyến nghị của các chuyên gia thượng thặng của IMF, đưa ra những biện pháp tháo gỡ khủng hoảng cho một nền kinh tế dựa trên nguyên tắc thị trường tự do. Nhưng nhóm lãnh đạo Hànội vẫn không sao tìếp thu nỗi, họ vẫn bám cứng vào nguyên tắc nhà nước trực tiếp can thiệp vào kinh tế thị trường qua một tổng công ty có tên là Đầu Tư Kinh Doanh Vốn Nhà Nước, gọi tắt là SCIC sẽ cùng với cơ quan chức năng nhà nước lên kế hoạch mua cổ phiếu trên thị trường. Thị trường chứng khoán lập ra, nhằm huy động vốn tiết kiệm của tư nhân và toàn dân làm thành vốn đầu tư để các công ty phát triển kinh tế, nay vì cứu các nhà đầu cơ chứng khoán, chính phủ phải đổ ngân sách quốc gia ra mua thứ cổ phiếu ế ẩm mất giá đó, trong lúc nển kinh tế đang trong tình trạng lạm phát phi mã, thì đúng là lũ mù quẳng tiền vào đống lửa. Nhưng thực tế thì chúng không mù, mà chỉ lưu manh, vì chúng chỉ nghĩ đến quyền lợi của chúng.
Đến đây thì các chuyên gia kinh tế thế giới đã buộc phải hiểu rằng, nhóm cầm đầu Việtcộng, miệng nói là làm kinh tế thị trường, nhưng bản chất của chế độ vẫn là chỉ là cộng sản, một thứ cộng sản gian manh chỉ thừa nhận cho đảng viên có quyển tư hữu, còn toàn dân vẫn phải sống trong quy chế công hữu, chỉ đảng viên mới có quyền nhân danh nhà nước để tham nhũng, nhân danh luật pháp để bỏ tù những người bất đồng chính kiến và đòi công lý. Bởi vậy nhà nước mới cho thành lập tổng công ty Đầu Tư Kinh Doanh Vốn Nhà Nuớc do Bộ Trưởng Tài Chánh là chủ tịch, nhằm cứu các công ty quốc doanh do bọn đảng viên đầu cơ chứng khoán. Đâu có giống như ở các nước Dân Chủ, thị trường nằm trong tay tư doanh, điều tiết thị trường do các ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia đảm trách. Chính phủ không trực tiếp can thiệp vào thị trường, mà chỉ dùng thuế khóa làm đòn bẩy cho nền kinh tế, như giảm thuế cho tư bản để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Trả bớt thuế lại cho dân để tăng tiêu thụ. Hiện nay để giải quyết khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Ngân hàng Trung Ương một số nước, trong đó có Hoakỳ, Âu Châu, Thụy Sĩ, Canada đã loan báo những biện pháp khẩn cấp để đối phó với cuộc khủng hoảng đó. Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ đi đầu sẽ cung ứng 200 tỷ USD cho các định chế tài chánh trong vòng 28 ngày, thay vì giao tiền như hiện nay là chuyển ngân qua đêm. Nhờ đó mà một số thị trường gần đây đã tăng trở lại.
Xem vậy, nếu Việtnam còn do bọn Việtcộng cầm đầu, để bắt toàn dân và buộc thế giới phải chấp nhận cái nền kinh tế quái gở “Thị Trường Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, và phải tuân thủ những thứ luật pháp lạc hậu bất minh, thì dù cho Hoakỳ và quốc tế có thiện chí tới mấy cũng không cứu nổi cuộc khủng hoảng kinh tế Việtnam hiện nay. Vì hầu như cả nhóm cầm đầu Việtcộng đều không chịu hiểu thế nào là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, họ vẫn bám cứng lấy phương pháp toàn trị. Đảng và chính phủ phải nắm vận mệnh toàn xã hội, đặt chỉ tiêu cho kinh tế, dùng các công ty quốc doanh để thao túng thị trường và độc quyền tham nhũng. Chính vì thế, mà từ Nguyễn Minh Triết tới Nguyễn Tấn Dũng khi được truyền thông quốc tế hỏi về trường hợp nhà nước bỏ tù những người Việtnam đấu tranh bất bạo động đòi tự do, dân chủ, nhân quyền thì đều được trả lời là nhà nước chỉ bỏ tù những kẻ phạm pháp. Và Việtnan có luật về tự do báo chí nhất thế giới. Có nghĩa là thứ luật pháp mà Việtcông đang áp dụng tại Việtnam là luật của Xã Hội Chủ Nghĩa, không nhằm bảo vệ cho người dân, mà chỉ nhằm bảo vệ cho quyền độc tôn của cộng đảng. Ai chống đảng, có ý kiến trái với đảng đều phạm pháp, bị kết án, bỏ tù.
Có nghĩa là luật báo chí ở Việtnam chỉ cho phép đảng viên được độc quyền làm báo và viết báo, nhưng vẫn phải xếp hàng đi một lề bên phải. Trong khi đó, nước bạn hàng lớn nhất của Việtnam hiện nay là Hoakỳ lại là một nước dân chủ hàng đầu thế giới, ở đây không có luật báo chí, mà Tu Chính Án Số 1 của Hoa kỳ còn cấm “Quốc Hội không được làm luật nào không tôn trọng sự hình thành của tôn giáo, hoặc cấm đoán sự tự do sinh hoạt của tôn giáo, hay giảm quyền tự do ngôn luận, hoặc báo chí, hay quyền tụ họp của người dân một cách ôn hòa, và kiến nghị chính phủ để điều chỉnh các than oán của dân chúng”. Nhưng không vì vậy mà xã hội loạn, vì tôn giáo, và báo chí đểu bị quyền tự do cá nhân của mỗi công dân giới hạn. Công dân có quyền nhờ toà án phán quyết khi bất cứ thế lực nào vi phạm vào quyền riêng tư của mình. Nhờ đó mà người dân tin vào chế độ. Kinh tế Thị Trường có tồn tại phát trỉển được hay không là nhờ vào chữ TÍN. Khi nền Kinh Tế Thị Trường theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đã đánh mất chữ tín với quốc dân và quốc tế, tất đã đến lúc phải sụp đổ mau chóng thôi.
Little Saigon ngày 11/03/2008.