SỰ THẬT VỀ TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Posted by Lien Mang Viet San Wednesday, October 24, 2007

Lý Đại Nguyên

Hầu như cả dư luận quốc tế và lối nhìn dễ dãi của người Việt trong và ngoài nước đang bị Việtcộng lùa vào một mê hồn trận giữa nhận thức bất minh về “Tôn Giáo và Tín Ngưỡng”. Sự thật thì Việtnam hiện nay Việtcộng đã cho Tự Do Tín Ngưỡng thả giàn. Những nơi thờ tự mọc ra và trùng tu nguy nga. Dân chúng tha hồ đi cúng, lễ ở đền, chùa, nhà thờ, thánh thất. Thậm chí nhân đó chúng còn cho phép các loại mê tín dị đoan khác xuất hiện, nhằm bôi bác các nền tín ngưỡng chân chính. Nhất là chúng dám đem tượng tên dâm thần, ác tặc, vua bịp Hồ Chí Minh vào đền, chùa, để thờ chung với Quốc Tổ và Đức Phật. Các phái đoàn tôn giáo từ ngoại quốc được đón tiếp linh đình tại Việtnam. Thật trái ngược với chủ trương vô thần, cấm tín ngưỡng, bắt toàn dân phải tuyệt đố trung thành với lý tưởng duy vật của chế độ cộng sản trước đây. Khiến dư luận cho rằng ở Việt Nam đã có Tự Do Tôn Giáo. Thật là nham hiểm chúng đã dùng thứ “Tự Do Tín Ngưỡng” hổ lốn, mê hoặc lòng dân, để che đậy chủ trương “Khống Chế Tôn Giáo”.
Nói đến một Tôn Giáo hoàn chỉnh thì phải có: Giáo Chủ, Giáo Lý, Tu Sĩ, Tín Đồ, Giáo Hội, Đền Thờ, Tu Viện và các phương tiện truyền giáo như Kinh Sách, Truyền Thông, Giảng Thuyết, và các cơ sở Từ Thiện, Giáo Dục vv. Vậy, Giáo Hội là một tổ chức quy mô, tập họp Dân Chúng thành một Khối Lực Tín Ngưỡng Dân Lập, mà phải độc lập với chính quyền, để tự do hành hoạt thì mới gọi được là Tự Do Tôn Giáo. Chính vì sợ dân, nên Việtcộng chỉ chấp nhận các giáo hội đã bị thuần hóa, mà lại phải nằm trong hệ thống Mặt Trận Tổ Quốc, do cộng đảng lãnh đạo, mới được công khai sinh hoạt. Còn các Giáo Hội Dân Lập như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thì bị đặt ngoài vòng pháp luật của Việtcộng. Chẳng biết vì ngây thơ, hay giả vờ chậm hiểu, mà trong cuộc gặp Cộng Đồng Người Việt tại Little Saigon, ông Michael Michalak, đại sứ Mỹ tại Việtnam đã nói:
“Không biết hòa thượng Quảng Độ đã có nộp đơn lên nhà nước CSVN để xin giấy phép hoạt động chưa, và nếu hòa thượng Quảng Độ nộp đơn xin hoạt động thì tôi sẽ binh vực, đòi quyền hoạt động tôn giáo cho Ngài…”.
Lập tức dân biểu Rohrabacher lên tiếng rằng:
“Quyền tự do tôn giáo phải là tự động, chứ sao lại xin phép hoạt động mới cho”.
Dân biểu Rohrabacher đã dựa trên Tu Chính Án Số I của Hoakỳ để phát biểu.

Còn người Việt chúng ta thì dựa vào lịch sử dân tộc để khẳng định rằng: Đạo Phật đã hiện diện ở Việtnam trên 2.000 năm nay, đâu có phải xin phép ai. Từ thời Lý, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, triều đại nào sùng Đạo Phật thì thời đó Phật Giáo phát triển mạnh, nếu không thì Đạo Phật vẫn êm đềm sống trong lòng dân, cùng tồn tại với dân tộc. Cho đến năm 1964, giáo hội 3 miền Trung, Nam, Bắc Di Cư và hết thảy các Tông Phái Phật Giáo tại Việtnam đã kết hợp thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Thống nhất không phải chỉ là giữa các tông phái Phật Giáo tại Việtnam, mà còn mang ý nghĩa Quốc Tế trọng đại hơn, đó là thống nhất trọn vẹn giữa Hai thực thể Đại Thừa và Tiểu Thừa, vốn đã bị chia lìa từ trên 2 Thiên Niên Kỷ trước, để thành một Giáo Hội Phật Giáo duy nhất. Có lẽ chỉ ở Việt Nam, với truyền thống dung hóa của dân tộc, mới làm được đại sự ấy. Rồi Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa biểu quyết công nhận tính cách pháp nhân của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Khi Viêtcộng vào chiếm Miền Nam 1975 thì GHPGVNTN vẫn công khai sinh hoạt và tổ chức Đại Hội năm 1977. Mãi đến năm 1981, Việtcộng mới bắt bỏ tù những vị lãnh đạo GHPGVNTN, để cho ra đời Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc do Cộngđảng lãnh đạo. Nhưng cũng không có văn bản nào hủy bỏ tư cách pháp nhân của GHPGVNTN. Vậy đứng trên mặt lịch sử và pháp lý. Giáo Hội Thống Nhất Dân Lập, độc lập với chính quyền đâu phải xin phép hoạt động, mà nếu Việtcộng muốn thực hiện Tự Do Tôn Giáo tại Việtnam thì phải công nhận Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một thực thể Giáo Hội đương nhiên sinh hoạt hợp pháp mới phải đạo.

Điều đáng nói ở đây, còn rất nhiều người chưa phân biệt thế nào là Giáo Quyền với Thế Quyền. Thế quyền thì dễ phân biệt dân chủ và độc tài. Còn giáo quyền, nếu cũng lấy con mắt thế tục để nhìn và phân biệt thì sai bét. Giáo quyền vốn từ ơn trên ban xuống. Các tôn giáo thờ Thượng Đế thì giáo quyền còn gọi là Thần Quyền. Các nhà lãnh đạo giáo hội phài do Thiên Ý định đoạt. Chính vì vậy mà Giáo Hội Lamã, không bao giờ có người ứng cử chức Giáo Hoàng. Đã không có ứng cử thì cũng chẳng có bầu cử, như toàn dân bầu Tổng Thống, mà Hội Đồng Hồng Y phải tĩnh tâm cầu nguyện để ơn trên soi sáng, nhằm suy cử Giáo Hoàng. Qua nhiều vòng bỏ phiếu cho đến khi xuất hiện một vị duy nhất lên ngôi Giáo Hoàng. Giáo Hoàng, phong chức cho các Hồng Ý và Giám Mục. Giám Mục phong chức cho Linh Mục để điều hành giáo hội. Đức Phật không chủ trương thiết lập Giáo Quyền và Giáo Hội Trung Ưng. Gíáo quyền do Thầy, Tổ truyền xuống cho đệ tử. Đến Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, tuy là một tôn giáo lấy Tâm Linh Con Người làm chủ, nhưng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương cũng phải tĩnh tâm cầu nguyện, nương vào Phật Lực gia hộ để suy cử lên Đức Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống. Vị Viện Trưởng VHĐ thỉnh cử các phụ tá, cũng như thỉnh tuyển những người điều hành giáo hội địa phương.

Măc dầu giáo quyền được đặt trên vai các bâc tôn túc, nhưng GHPGVNTN triệt để thực hiện nguyên tắc “Quán Thế Âm”. Nghĩa là tuyệt đối tôn trọng ý kiến của Đại Chúng, qua quyết nghị của Đại Hội. Tất cả chủ trương, đường hướng hành hoạt của Giáo Hội đều phải được đưa ra thảo luận công khai và biểu quyết với đa số tương đối tại Đại Hội, theo đúng nguyên tắc tự do dân chủ. Rồi hàng lãnh đạo Giáo Hội có trách nhiệm phải thực thi nghiêm túc những quyết nghị đó của Đại Hội. Ngay từ Đại Hội khởi thủy của GHPGVNTN, giáo hội đã chủ trương Phụng Sự Dân Tộc và Đạo Pháp, dù trải qua cuộc pháp nạn khủng khiếp dưới chế độ cộng sản vô tôn giáo, độc tài, toàn trị, khủng bố, sắt mắu. Cho đến nay, giáo hội đã có cơ tái phục hoạt, giáo hội vẫn kiên cường theo đuổi chủ trương Phụng sự Dân Tộc và Đạo Pháp. Bởi vậy mới phải áp dụng đường hướng bất bạo động, nhằm vận động Phục Hoạt Giáo Hội và tranh đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Toàn Dân, để Việtnam sớm có Dân Chủ thực sự, để Việtnam thoát ách đọa đầy, để Việtnam vận động được nội lực dân tộc, nhằm phát huy tinh thần chủ động hội nhập với thế giới thời đại. Việc trước mắt là chư Tăng, Ni, Cư Sĩ, Phật Tử trong, ngoài nước cần giũ bỏ những tư kiến vặt vãnh sai khác, để tập trung tâm, ý, lực vào lý tưởng Phụng Sự Dân Tộc và Đạo Pháp của Giáo Hội, rồi cùng với các Tôn Giáo bạn và toàn dân, vận động cho Việtnam sớm thoái cơn Quốc Nạn, để các Tôn Giáo đều độc lập, tự do vào đời phục vụ cho Quốc Dân, trong một xã hội tự do, dưới chế độ dân chủ thực sự.

Little Saigon ngày 16-10-2007.

0 Responses to SỰ THẬT VỀ TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Nếu không có nhận thức TỰ TRỌNG NHÂN PHẨM của mình - TỰ DO DÂN CHỦ của mình - thì cái gọi là "lòng yêu nước, tính dân tộc" chỉ là cảm tính nông nổi và bầy đàn, nếu chưa nói là gian man

Thư Mục