Hầu như cả dư luận quốc tế và lối nhìn dễ dãi của người Việt trong và ngoài nước đang bị Việtcộng lùa vào một mê hồn trận giữa nhận thức bất minh về “Tôn Giáo và Tín Ngưỡng”. Sự thật thì Việtnam hiện nay Việtcộng đã cho Tự Do Tín Ngưỡng thả giàn. Những nơi thờ tự mọc ra và trùng tu nguy nga. Dân chúng tha hồ đi cúng, lễ ở đền, chùa, nhà thờ, thánh thất. Thậm chí nhân đó chúng còn cho phép các loại mê tín dị đoan khác xuất hiện, nhằm bôi bác các nền tín ngưỡng chân chính. Nhất là chúng dám đem tượng tên dâm thần, ác tặc, vua bịp Hồ Chí Minh vào đền, chùa, để thờ chung với Quốc Tổ và Đức Phật. Các phái đoàn tôn giáo từ ngoại quốc được đón tiếp linh đình tại Việtnam. Thật trái ngược với chủ trương vô thần, cấm tín ngưỡng, bắt toàn dân phải tuyệt đố trung thành với lý tưởng duy vật của chế độ cộng sản trước đây. Khiến dư luận cho rằng ở Việt Nam đã có Tự Do Tôn Giáo. Thật là nham hiểm chúng đã dùng thứ “Tự Do Tín Ngưỡng” hổ lốn, mê hoặc lòng dân, để che đậy chủ trương “Khống Chế Tôn Giáo”.
Còn người Việt chúng ta thì dựa vào lịch sử dân tộc để khẳng định rằng: Đạo Phật đã hiện diện ở Việtnam trên 2.000 năm nay, đâu có phải xin phép ai. Từ thời Lý, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, triều đại nào sùng Đạo Phật thì thời đó Phật Giáo phát triển mạnh, nếu không thì Đạo Phật vẫn êm đềm sống trong lòng dân, cùng tồn tại với dân tộc. Cho đến năm 1964, giáo hội 3 miền Trung, Nam, Bắc Di Cư và hết thảy các Tông Phái Phật Giáo tại Việtnam đã kết hợp thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Thống nhất không phải chỉ là giữa các tông phái Phật Giáo tại Việtnam, mà còn mang ý nghĩa Quốc Tế trọng đại hơn, đó là thống nhất trọn vẹn giữa Hai thực thể Đại Thừa và Tiểu Thừa, vốn đã bị chia lìa từ trên 2 Thiên Niên Kỷ trước, để thành một Giáo Hội Phật Giáo duy nhất. Có lẽ chỉ ở Việt Nam, với truyền thống dung hóa của dân tộc, mới làm được đại sự ấy. Rồi Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa biểu quyết công nhận tính cách pháp nhân của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Khi Viêtcộng vào chiếm Miền Nam 1975 thì GHPGVNTN vẫn công khai sinh hoạt và tổ chức Đại Hội năm 1977. Mãi đến năm 1981, Việtcộng mới bắt bỏ tù những vị lãnh đạo GHPGVNTN, để cho ra đời Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc do Cộngđảng lãnh đạo. Nhưng cũng không có văn bản nào hủy bỏ tư cách pháp nhân của GHPGVNTN. Vậy đứng trên mặt lịch sử và pháp lý. Giáo Hội Thống Nhất Dân Lập, độc lập với chính quyền đâu phải xin phép hoạt động, mà nếu Việtcộng muốn thực hiện Tự Do Tôn Giáo tại Việtnam thì phải công nhận Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một thực thể Giáo Hội đương nhiên sinh hoạt hợp pháp mới phải đạo.
Điều đáng nói ở đây, còn rất nhiều người chưa phân biệt thế nào là Giáo Quyền với Thế Quyền. Thế quyền thì dễ phân biệt dân chủ và độc tài. Còn giáo quyền, nếu cũng lấy con mắt thế tục để nhìn và phân biệt thì sai bét. Giáo quyền vốn từ ơn trên ban xuống. Các tôn giáo thờ Thượng Đế thì giáo quyền còn gọi là Thần Quyền. Các nhà lãnh đạo giáo hội phài do Thiên Ý định đoạt. Chính vì vậy mà Giáo Hội Lamã, không bao giờ có người ứng cử chức Giáo Hoàng. Đã không có ứng cử thì cũng chẳng có bầu cử, như toàn dân bầu Tổng Thống, mà Hội Đồng Hồng Y phải tĩnh tâm cầu nguyện để ơn trên soi sáng, nhằm suy cử Giáo Hoàng. Qua nhiều vòng bỏ phiếu cho đến khi xuất hiện một vị duy nhất lên ngôi Giáo Hoàng. Giáo Hoàng, phong chức cho các Hồng Ý và Giám Mục. Giám Mục phong chức cho Linh Mục để điều hành giáo hội. Đức Phật không chủ trương thiết lập Giáo Quyền và Giáo Hội Trung Ưng. Gíáo quyền do Thầy, Tổ truyền xuống cho đệ tử. Đến Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất, tuy là một tôn giáo lấy Tâm Linh Con Người làm chủ, nhưng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương cũng phải tĩnh tâm cầu nguyện, nương vào Phật Lực gia hộ để suy cử lên Đức Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống. Vị Viện Trưởng VHĐ thỉnh cử các phụ tá, cũng như thỉnh tuyển những người điều hành giáo hội địa phương.
Măc dầu giáo quyền được đặt trên vai các bâc tôn túc, nhưng GHPGVNTN triệt để thực hiện nguyên tắc “Quán Thế Âm”. Nghĩa là tuyệt đối tôn trọng ý kiến của Đại Chúng, qua quyết nghị của Đại Hội. Tất cả chủ trương, đường hướng hành hoạt của Giáo Hội đều phải được đưa ra thảo luận công khai và biểu quyết với đa số tương đối tại Đại Hội, theo đúng nguyên tắc tự do dân chủ. Rồi hàng lãnh đạo Giáo Hội có trách nhiệm phải thực thi nghiêm túc những quyết nghị đó của Đại Hội. Ngay từ Đại Hội khởi thủy của GHPGVNTN, giáo hội đã chủ trương Phụng Sự Dân Tộc và Đạo Pháp, dù trải qua cuộc pháp nạn khủng khiếp dưới chế độ cộng sản vô tôn giáo, độc tài, toàn trị, khủng bố, sắt mắu. Cho đến nay, giáo hội đã có cơ tái phục hoạt, giáo hội vẫn kiên cường theo đuổi chủ trương Phụng sự Dân Tộc và Đạo Pháp. Bởi vậy mới phải áp dụng đường hướng bất bạo động, nhằm vận động Phục Hoạt Giáo Hội và tranh đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Toàn Dân, để Việtnam sớm có Dân Chủ thực sự, để Việtnam thoát ách đọa đầy, để Việtnam vận động được nội lực dân tộc, nhằm phát huy tinh thần chủ động hội nhập với thế giới thời đại. Việc trước mắt là chư Tăng, Ni, Cư Sĩ, Phật Tử trong, ngoài nước cần giũ bỏ những tư kiến vặt vãnh sai khác, để tập trung tâm, ý, lực vào lý tưởng Phụng Sự Dân Tộc và Đạo Pháp của Giáo Hội, rồi cùng với các Tôn Giáo bạn và toàn dân, vận động cho Việtnam sớm thoái cơn Quốc Nạn, để các Tôn Giáo đều độc lập, tự do vào đời phục vụ cho Quốc Dân, trong một xã hội tự do, dưới chế độ dân chủ thực sự.
Little Saigon ngày 16-10-2007.
Lý Đại Nguyên
Do đức từ bi và đại nguyện cứu khổ, cứu nạn của Đạo Phật, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã thực hiện 3 cuộc công khai cứu trợ Dân Oan tại Sàigòn, ngày 13/07 và 17/07; cũng như tại Hànội ngày 23/08/2007. Nhất là vào ngày 17/07/07, có sự xuất hiện của Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, hòa thượng Thích Quảng Độ, cùng chia xẻ nỗi oan khuất với Dân Oan của các tỉnh Miền Nam tập trung về Sàigòn để khiếu kiện trong vô vọng. Vô vọng vì từ trước tới nay, Dân Oan chỉ có một cửa duy nhất là kêu oan với chính những kẻ đã tham lam, quyết tâm, cố ý tạo ra cảnh oan khiên đó. Vậy, Dân Oan thấp cổ, bé miệng, nghèo khó, làm sao, và đến kiếp nào mới được đền đáp xứng đáng!? Trong khi đó dân chúng đô thị thì lo bươm chải kiếm sống, thời giờ đâu mà lo chuyện bao đồng. Đến khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dân lập và ngài Quảng Độ nhập cuộc cứu trợ Dân Oan, thì tình thế lập tức đổi chiều. Dư luận người Việt trong, ngoài nước và quốc tế bắt đầu quan tâm và hết mình hỗ trợ Dân Oan Việt Nam, mà từ lâu đã bị bỏ quên, để mặc cho bọn Tham Nhũng Việt Cộng, lớn, bé tha hồ cướp, bóc lớp dân cùng khổ này.
Bọn Việtcộng thực sự hoảng sợ, họ đã vội vàng “chính trị hóa” vấn đề, cho rằng ngài Quảng Độ đã điểm trúng tử huyệt của “Đảng Việt Cộng Tham Nhũng”. Nên lập tức xuống tay đàn áp, giải tán Dân Oan. Rồi mở chiến dịch toàn diện đánh phá hòa thượng Thích Quảng Độ, và hàng giáo phẩm Viện Hóa Đạo, cũng như 22 ban đại diện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Với một Giáo Hội đã bị Việtcông cố tình khai tử từ năm 1981, mà đã tự bứt phá cùm xích để ngang nhiên phục hoạt giữa trùng trùng hiểm nguy, kể từ ngày 02/05/1992 cho đến nay, thì sự đánh phá, quy chụp, nói xấu, khủng bố, trấn áp, bỏ tù, quản chế, đấu tố của chế độ độc đảng, độc tài, toàn trị Việtcộng đối với hàng lãnh đạo và tổ chức Giáo Hội mà không xẩy ra mới là chuyện lạ. Nhưng điều tối nguy hiểm cho giáo hội là Việtcộng đã vận dụng được những tăng sĩ, vốn từng là nạn nhân hàng đầu của cộng sản trước kia ở trong nước, và những cư sĩ có công lớn trong công cuộc phục hoạt giáo hội tại hải ngoại, để chống laị cá nhân hòa thượng Quảng Độ, chỉ vì tâm trong sáng, tính cương trực, hạnh kiên trì bất khuất của Ngài, không chịu thỏa hiệp với chế độ độc tài Việtcộng trong khi Việtnam chưa có tự do tôn giáo, người dân Việtnam chưa được sống trong chế độ dân chủ tự do thực sự.
Họ cho rằng chính ngài Quảng Độ là trở lực trong việc Việtcộng thừa nhận tính cách hợp pháp của giáo hội. Vì nhà cầm quyền Việtcộng đã đưa ra miếng mồi nhử, rất dễ nuốt, đối với những kẻ thiển cận, muốn mau chóng thay đổi tư thế một giáo hội nạn nhân trở thành một giáo hội thỏa hiệp, qua 3 lựa chọn. 1- Chấp nhận danh xưng GHPGVNTN nhưng loại bỏ 2 ngài Huyền Quang và Quảng Độ. 2- Phải bỏ danh xưng GHPGVNTN, lấy một danh xưng khác. 3- Sát nhập 2 giáo hội dân lập và đảng lập vào thành Tổng Giáo Hội. Lẽ tất nhiên cả ba hình thái giáo hội đó vẫn phải chịu chi phối bởi quy chế “xin cho”của Pháp Lệnh Tôn Giáo Tín Ngưỡng, phải thống thuộc trong Mặt Trận Tổ Quốc do cộng đảng lãnh đạo. Cả 3 lựa chọn đó chỉ là một sự đầu hàng nhục nhã, phản bội lý tưởng của tăng, ni, phật tử đã hy hiến sinh mạng cho đạo pháp, những hy sinh của tăng, ni, phật tử đã bị đầy ải, cầm tù; nhất là dập tắt nguồn hy vọng của phật tử cũng như toàn dân đang hướng về Giáo Hội Dân Lập Truyền Thống của Dân Tộc, để cùng góp sức trong công cuộc tranh đòi Tự Do Dân Chủ cho Việtnam.
Để tránh nạn Việcộng dùng những người thân quen của giáo hội hợp sức với họ lũng đoạn tổ chức của Giáo Hội ở trong cũng như hải ngoại. Nhất là việc Việtcộng có thể dùng bạo lực để triệt tiêu Lưỡng Viện Tăng Thống và Hóa Đạo, nên Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, ngày 08/09/2007 đã ban hành Giáo Chỉ số:09/VTT/GC/TT, thành lập Văn Phòng II Viện Hóa Đạo đại diện cho Viện Hóa Đạo tại hải ngoại, truyền đạt chủ trương đường lối và hoạt động của Giáo Hội. Văn Phòng ÌI trực thuộc sự chỉ đạo của Viện Trưởng VHĐ. Thành viên Văn Phòng II do Viện Trưỏng VHĐ thỉnh tuyển, bổ nhiệm. Văn Phòng ÌI, nối tiếp nhiệm vụ và hoạt động của Giáo Hội gặp lúc Viện Hóa Đạo trong nước bị đàn áp không thể hoạt động. Văn Phòng ÌI và các thành viên được thỉnh cử hoạt động vô thời hạn. Hòa thượng Thích Hộ Giác được thỉnh tuyển và bổ nhiệm làm Chủ Tịch Văn Phòng ÌI VHĐ. Thượng tọa Thích Viên Lý, tổng thư ký. Sư bà Thích Nữ Nguyên Thanh, tổng thủ bổn… và các thành viên khác đều là những người có thành tích kiên trì phục hoạt giáo hội và tranh đòi tự do dân chủ cho quê hương. Như thế Việtcông không thể thò tay ra hải ngoại để phá hoại được. Trước đây khi các vị lãnh đạo Giáo Hội trong nhà còn bị cầm tù thì chính Tăng, Ni, Cư Sĩ tại hải ngoại là lực lượng tiền phong trong phong trào phục hoạt Giáo Hội. Vậy Việtcộng đừng hoang tưởng là tiêu diệt nổi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nữa.
Việc kiện toàn và tinh hóa lại hệ thống điều hành Giáo Hội lần này, tuy là một cuộc giải phẫu kịp thời, nhưng mất mát khá nặng về mặt tình cảm. Trong Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chĩ số 09 của Đức Tăng Thống. Hòa thượng Viện Trưởng VHĐ đã nhắc tới bản phúc trình của hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống về việc 2 cư sĩ hải ngoại Trần Quang Thuận và Bùi Ngọc Đường chê trách hòa thượng Thích Quảng Độ. Nguyên văn của ngài Thiện Hạnh là: “Sau hết Bùi Ngọc Đường còn khuyên chúng tôi từ chức Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống để nghỉ ngơi, giống hệt như lời thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng đã khuyên Đức Tăng Thống thôi việc, nghỉ ngơi. Giọng điệu hai anh như muốn thỏa hiệp (với nhà nước) để sinh hoạt, ý tưởng ấy còn được thấy rõ qua nhóm Thân Hửu Già Lam” . “Chúng tôi được biết, ở tu viện Quảng Hương Già Lam (Gò Vấp Sàigòn) cách đây một năm đã thành hình một nhóm có tên gọi ‘Thân Hữu Già Lam’. Thành viên khoảng trên dưới 40 vị, gồm các thành phần Tu sĩ, Cư sĩ, Cư sĩ tu xuất, có mặt trong, ngoài nước khắp các châu lục. Các vị sinh hoạt dưới dạng Tăng Già, chưa dám đứng hẳn vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam năm 1981 (tức là Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước). Các vị quyên góp gây quỹ xây dựng Đại Học, Thư Viện, Hội Trường, làm Văn Hóa, Giáo Dục Phật Giáo. Đứng đầu nhóm có giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát và học giả thượng tọa Thích Tuệ Sỹ”.
Nói thật cho mà biết, Việtcộng còn cầm quyển ngày nào, thì lời hứa của họ với các vị về các công trình Văn Hóa Phật Giáo nêu trên, đến kiếp sau cũng chẳng có. ( Buồn quá Tuệ Sỹ ơi! Không biết Tuệ Sỹ còn nhớ cái án tử hình của mình không? Có nhớ mấy chữ khi còn ở tù viết ra cho thầy Đức Nhuận rằng: “Giáo Hội Phật Giáo không thể nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc” không? Tg). Nói gì thì nói, làm gì thì làm, GHPGVNTN còn các ngài Huyền Quang, Quảng Độ, Thiện Hạnh, và ngài Đức Chân là Già Lam Truyền Thừa, cùng quyết tâm phục hoạt Giáo Hội Dân Lập Truyền Thống, dù cho các Ngài còn bị quản chế, hay ở tù, thì Tăng, Ni, Cư Sĩ, Phật Tử trong, ngoài nước vẫn hướng theo các Ngài, để góp sức với Văn Phòng II VHĐ và toàn dân trong công cuộc vận động Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam đến thành công.
Little Saigon ngày 09-01-2007.