- Lý Đại Nguyên -
Thông Điệp Phật Đản PL 2555, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý Viện Tăng Thống, kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gửi chư Tôn Đức Tăng, Ni cùng đồng bào Phật Tử trong và ngoài nước lời chúc mừng nhân ngày Phật đản sinh, và bày tỏ tâm nguyện phát huy sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, chuyển vận thời cơ, hoàn mãn Phật sự. Ngài nêu lên 2 ý nghĩa lớn rộng của các Quốc Gia thành viên Liên Hiệp Quốc trên địa cầu này đó là:
“Ý nghĩa quan trọng thứ nhất mà chúng ta nhận thấy, là trong cuộc khủng hoảng tư tưởng và chínhh trị thế giới, biểu hiện qua các nạn độc tài và khủng bố ngày càng phổ biến, Liên Hiệp Quốc nhận ra chiếc phao cứu độ nhân sinh chính là giáo lý từ bi, khoan hòa, an lạc của Phật Giáo”,
“Ý nghĩa thứ hai không kém phần quan trọng, đặc biệt cho người có tín ngưỡng ở Việtnam, là năm nay LHQ kỷ niệm 30 năm bản Tuyên Ngôn về Xóa Bỏ Mọi Hình Thức Bất Bao Dung và Kỳ Thị vì Lý Do Tôn Giáo và Tín Ngưỡng. Hơn ai hết trên đất nước này, người Phật Tử Việtnam là nạn nhân trực tiếp của sự mất tự do tôn giáo và nhân quyền qua 36 năm đằng đẵng”.
Ngài cũng nhắc tới thông điệp của tổng thứ ký LHQ, Ban Ki-moon, gửi Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 8 tổ chức tại Tháilan năm nay 2011 về:
"Lời dậy của đức Phật chống tam độc, Tham, Sân, Si, có thể làm sống dậy những cuộc hội luận đa phương về nạn đói đang tác hại gần Một Tỷ người trong thế giới sung mãn của chúng ta, về nạn bạo lực hung ác đang giết hại hàng triệu người mỗi năm, và sự gây hại môi trường một cách vô nghĩa mà con người gây ra cho nơi cư trú của chúng ta là hành tinh trái đất. Nhiều tổ chức Phật Giáo đã đem giáo lý của đức Phật vào thực hành. Tôi vô cùng biết ơn các tổ chức Phật Giáo hậu thuẫn những hoạt động của LHQ để hoàn mãn các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ, là kế hoạch của LHQ nhằm khắc phục các thách thức xã hội-kinh tế quan trọng mà thế giới phải đối diện”.
Vì con người thường xuyên chìm đắm trong ‘tam độc’ tham, sân ,si, nên đã tự làm khổ mình, khổ người, và hại đời, hư vật, gây ra không biết bao nhiêu thảm họa đầy máu và nước mắt cho nhân loại. Tham danh, tham lợi, tham quyền, là những mối tham trực tiếp quan hệ tới nhân quần xã hội. Diễn biến thành nạn độc tài, thảm cảnh khủng bố, và mọi hình thức bất bao dung, kỳ thị tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như tai họa chiến tranh xâm lấn và huynh đệ tương tàn. Chính vì lòng tham muốn lấn vượt người khác, muốn lợi ta, hại người, muốn cầm đầu tập thể. Nên đã dùng đủ mọi thủ đoạn gian manh độc ác để tranh giành chiếm đoạt. Chiếm được thì phải tìm mọi cách để nắm giữ, rồi thường xuyên bị sống trong nghi ngờ thù hận và bị kẻ khác hận thù óan ghét. Danh, Lợi, Quyền là nguyên nhân biến tính thiện thành tính ác, làm cho con người say mê chìm đắm và tự ban cho mình độc quyền về những thứ mình đã đoạt được và muốn nắm giữ mãi cho hết kiếp mình, rồi truyền lại cho con cháu mình đời đời kiếp kiếp.
Nhưng con người thường quên đi là mình đang sống trong vũ trụ vô thường hằng hóa, mọi thứ rồi sẽ qua mau, như một kiếp người có sống là có chết, sự sống diễn hóa song hành với sự chết. Có được là có mất, có thắng là có bại. Tự mình vui vẻ buông bỏ là không bị mất. Tự mình thắng chính mình là không bị bại. Chính vì vậy mà Đạo Từ Bi Giải Thoát của đức Phật mới là chiếc phao cứu độ nhân sinh ra khỏi biển khổ tham, sân, si, để con người tự tìm lại chính mình, tự tin nơi mình, tin vào người, cùng dìu nhau bước lên Thời Đại Nhân Chủ Nhân Văn Toàn Cầu Hoá. Trong đó Con Người thực sự có quyền Tự Do, Tự Chủ, Sáng Tạo. Mỗi Quốc Gia đều Dân Chủ Hóa để chủ động gia nhập tiến trình toàn cầu. Các tôn giáo chân chính không tranh đoạt và tham gia chính quyền, nhưng các giáo đồ đều phải thực hành nghĩa vụ chính trị công dân. Các tu sĩ có trách nhiệm nâng đỡ, hướng dẫn tâm linh con người để hướng thượng và giúp đỡ tha nhân Tất cả tạo lập một nếp sống Văn Hoá, một đời sống Đạo Đức, trong tình Thương Yêu Dân Tộc và Đồng Lọai, cũng như sống hòa hợp với Lẽ Tự Nhiên, và môi trường Thiên Nhiên.
Trong Thông Điệp Phật Đản, Hòa thượng Thích Quảng Độ viết tiếp:
“Lý tưởng tôn giáo của đạo Phật là tiền đề cho lý tưởng công bình xã hội, biểu hiện qua văn hóa, kinh tế, chính trị. Không hề có những yếu tố phi xã hội trong giáo lý đạo Phật, vì thế người Phật tử luôn luôn tôn trọng và đương đầu bảo vệ con người, chống lại những bất công hay bất bình đẳng xã hội vốn là nguyên nhân chà đạp quyền sống của lương dân, ngăn cản hạnh nguyện tu học để tiến thủ, ngăn cản sự thực hành Từ, Bi, Trí, Lực, theo ý nguyện Bồ Tát cứu đời, ngăn cản tiến trình Giác Ngộ là cứu cánh của đạo Phật”.
Từ nguyên tắc chỉ đạo cứu khổ ấy, Đạo Phật Việt Nam, lồng trong lịch sử dân tộc, trên hai ngàn năm qua, đã bao lần minh chứng rằng: Hộ Dân, Hộ Quốc. Hộ Pháp hoà quyện trong nhau làm kim chỉ nam cho nếp sống và hành động của người Phật tử Việtnam. Ngôi nhà Việt Nam sau một trăm năm bị ngoại xâm chiếm đóng, sáu mươi lăm năm huynh đệ tương tàn, rồi độc tài toàn trị. Đã đến lúc người Phật tử không thể khoanh tay đứng ngó, hay than thân trách phận, chờ đợi kiếp sau, mà phải đứng lên noi gương Ngài A Dục từ bỏ con đường bạo lực, mở lượng từ bi, khai thông trí tuệ, nối tiếp Con Đường Phật 2555 năm trước".
Về lời kêu gọi của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đối với hàng ngũ Phật tử của Ngài, nên được nhân rộng ra thành lời kêu gọi toàn dân Việtnam. Xin hãy noi gương dân chúng Bắc Phi và Trung Đông đứng lên tranh đấu, tiêu diệt các chế độ độc tài bạo trị, để xây dựng thể chế Dân Chủ Tự Do Công Bằng Công Lý cho toàn đân. Có như vậy mới tạo ra một môi trường lý tưởng cho con người tự do chủ động phát huy mọi khả năng sáng tạo, góp sức nâng mức sống tiêu thụ, nâng cao tay nghề sản xuất của toàn dân, thoát khỏi nạn độc tài, nạn khủng bố, và phá hoại sinh thái. Đấy là thánh địa đối với các nhà đầu tư. Tiền vốn và kỹ thuật quốc tế. Tay nghề giỏi và tiêu thụ cao của người dân. Chính quyền dân chủ trọng pháp minh bạch mở rộng đó là những yếu tố làm cho dân, nước giầu, mạnh, an ninh, bền vững. Còn thứ gọi là ‘ổn định’ trong chế độ độc đảng, độc tài, toàn trị kiểu Việtcộng chỉ là thứ ổn định giả tạo. Nhất là Việtnam đang đứng trước âm mưu bành trướng của Trungcộng và thế quyết tâm ngăn bành trướng của Hoakỳ thì sự ổn định đó đúng là “chỉ mành treo chuông” trước cơn giông bão. Có thể nói mà không sợ lầm: Nếu giờ đây, toàn dân Việtnam đứng lên tự cứu mình, thì chắc chắn thế giới sẵn sàng trợ giúp, như họ đã từng giúp dân Bắc Phi và Trung Đông.
Lý Đại Nguyên – Little Saigòn ngày 10/05/2011.
- Lý Đại Nguyên –
Lại thêm một tên bạo chúa ở xứ Bắc Phi nữa bị lật đổ. Ngày 11 tháng 04 năm 2011, tổng thống thất cử Laurent Gbagbo của nước Côte d’Ivoire - Bờ Biển Ngà- bị bắt giữ ngay nơi trú ẩn trong dinh của ông ta. Sau khi ông này thất cử chức tổng thống mà không chịu trao quyền cho người đắc cử là tân tổng thống Alassane Ouattara kể từ tháng 11/2010, đã bị toàn dân và quốc tế lên án là phá hoại một cuộc bầu cử tự do minh bạch, cố duy trì quyền lực một cách phi pháp. Lực lượng của Liên Hiệp Quốc phải bảo vệ cho tổng thống Ouattara để tử thủ ở khách sạn Golf, và thường xuyên cáo buộc lực lượng Gbagbo gây nguy hiễm cho thường dân, đồng thời yêu cầu quân đội Pháp ở Bờ Biển Ngà hành động chống lại với vũ khí hạng nặng của lực lượng đó. Kể từ cuối tháng 03/11. Lực luợng trung thành với tổng thống đắc cử Ouattara ở Miền Bắc đã mở các cuộc tấn công khắp nước, cuối cùng bao vây cơ sở quyền lực của Gbagbo ở Abidjan, bắt sống được Gbagbo và vợ, đang được giữ tại một phòng của khách sạn Golf.
Tư lệnh Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình của Liên Hiệp Quốc, Alain Le Roy nói với các nhà báo ở trụ sở LHQ tại New York:
Tư lệnh Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình của Liên Hiệp Quốc, Alain Le Roy nói với các nhà báo ở trụ sở LHQ tại New York:
“Công việc chính hiện nay là tái lập luật pháp và trật tự tại Abidjan, cũng như tại các thành phố khác, kế tiếp là giai đoạn thực hiện các bước hoà giải, và phải đối phó với cuộc khủng hoảng to lớn về mặt nhân đạo”. Ông cho biết: “Ông Gbagbo đã đầu hàng với lực lượng của tổng thống Ouattara. Chính lực lượng của ông Ouattara đã tiến vào bên trong dinh của ông Gbagbo chứ không phải lực lượng LHQ, hoặc Pháp”.
Tại Pháp, tổng thống Nicolas Sarkozy đã nói chuyện qua điện thoại với TT Ouattara rất lâu. Tại Anh, ngoại trưởng William Hague nói:
“Trong mấy tháng qua, ông Gbagbo đã hành động trái với các nguyên tắc dân chủ và liên tiếp phạm luật”. “Tuy nhiên, ông Gbagbo cần được đối xử công bằng và tôn trọng, nếu có áp dụng bất cứ thủ tục pháp lý nào”.
Phát biểu tại Washington hôm thứ Hai, ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton nói rằng:
“Việc cựu tổng thống Laurent Gbagbo của Côte d’Ivoire bị bắt giữ cho thấy các nhà độc tài và bạo chúa sẽ lãnh hậu quả, nếu cứ bám víu vào quyền lực”. “Các nhà lãnh đạo quốc gia không nên làm ngơ trước tiếng nói của nhân dân, muốn có bầu cử tự do và công bằng”.
Bà kêu gọi:
“Nhân dân Côte d’Ivoire bình tĩnh và Hoakỳ mong được làm việc với tổng thống đắc cử Alassane Ouattara trong một kế hoạch hòa giải và tái thiết”.
Tin từ Abidjan, Tư lệnh quân sự của ông Gbagbo, tướng Bruno Dogbo Ble đã tiếp xúc với LHQ để xin ra hàng và hạ vũ khí. Đến nay có hơn 200 tay súng của Gbagbo đã đầu hàng và nộp khí giới; tuy nhiên vẫn còn những tổ chức chưa chịu đầu hàng.
Vì tham quyền cố vị, nên, dù Gbagbo đã thấy nhà độc tài Tunisia, tổng thống Ben Ali bị phong trào cách mạnh tự phát của dân chúng tống cổ ra khỏi nước, thấy bạo chúa Aicập, tổng thống Mubarak đã phải từ chức, và khắp Bắc Phi, Trung Đông rực lửa cách mạng chống độc tài tham nhũng bất công, đòi tự do dân chủ công bằng, mà vẫn ngoan cố bám víu quyền lực, dù đa số dân chúng đã không bỏ phiếu tín nhiệm mình trong một cuộc bầu cử dưới triều đại của chính mình. Ngay đến khi bạo chúa Gadhafi bị cả thế giới cáo buộc tàn sát dân chúng Libya, phạm tội ác chống nhân loại. Ngày 27/02/11 Hội Đồng Bảo An LHQ thông qua Nghị Quyết 1973 cho phép quốc tế “dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân”, thì Gbagbo vẫn còn say mê quyền lực. Nhưng với Lực Lượng Gìn Giữ Hoà Bình của LHQ, có nhiệm vụ là bảo vệ cho tổng thống đắc cử Ouattara thì đã nắm luôn lấy cơ hội của Hội Đồng Bảo An cho phép ‘bảo vệ thường dân’, để yêu cầu quân đội Pháp tại Côte d’Ivoire chống lại với vũ khí hạng nặng của Gbagbo, giúp cho quân trung thành với tân tổng thống Ouattara bắt sống được ông Gbagbo, kết thúc một chế độ độc tài và tên bạo chúa tham quyền cố vị ở Bờ Biển Ngà.
Xem ra từ lúc khởi phát ‘cuộc cách mạng hoa lài’ tại Bắc Phi và Trung Đông, nữ ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton là nhân vật quyết liệt dứt khoát bênh vực cho phong trào này nhất trong chính quyền Mỹ, bà đã dùng mọi nơi, mọi lúc để tích cực yểm trợ, ra sức vận động quốc tế và công khai khích lệ đối với dân chúng ở những nước còn bị áp bức bởi chế độ độc tài và các tên bạo chúa. Trong phúc trình hàng năm về nhân quyền của bộ ngoại giao, Hoakỳ nhấn mạnh đến việc Trungquốc, Kampuchia, Miếnđiện và Việtnam là những quốc gia có thành tích nhân quyền u ám nhất trong năm 2010. Riêng phần nói về Việtnam, bản báo cáo cho là:
Vì tham quyền cố vị, nên, dù Gbagbo đã thấy nhà độc tài Tunisia, tổng thống Ben Ali bị phong trào cách mạnh tự phát của dân chúng tống cổ ra khỏi nước, thấy bạo chúa Aicập, tổng thống Mubarak đã phải từ chức, và khắp Bắc Phi, Trung Đông rực lửa cách mạng chống độc tài tham nhũng bất công, đòi tự do dân chủ công bằng, mà vẫn ngoan cố bám víu quyền lực, dù đa số dân chúng đã không bỏ phiếu tín nhiệm mình trong một cuộc bầu cử dưới triều đại của chính mình. Ngay đến khi bạo chúa Gadhafi bị cả thế giới cáo buộc tàn sát dân chúng Libya, phạm tội ác chống nhân loại. Ngày 27/02/11 Hội Đồng Bảo An LHQ thông qua Nghị Quyết 1973 cho phép quốc tế “dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân”, thì Gbagbo vẫn còn say mê quyền lực. Nhưng với Lực Lượng Gìn Giữ Hoà Bình của LHQ, có nhiệm vụ là bảo vệ cho tổng thống đắc cử Ouattara thì đã nắm luôn lấy cơ hội của Hội Đồng Bảo An cho phép ‘bảo vệ thường dân’, để yêu cầu quân đội Pháp tại Côte d’Ivoire chống lại với vũ khí hạng nặng của Gbagbo, giúp cho quân trung thành với tân tổng thống Ouattara bắt sống được ông Gbagbo, kết thúc một chế độ độc tài và tên bạo chúa tham quyền cố vị ở Bờ Biển Ngà.
Xem ra từ lúc khởi phát ‘cuộc cách mạng hoa lài’ tại Bắc Phi và Trung Đông, nữ ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton là nhân vật quyết liệt dứt khoát bênh vực cho phong trào này nhất trong chính quyền Mỹ, bà đã dùng mọi nơi, mọi lúc để tích cực yểm trợ, ra sức vận động quốc tế và công khai khích lệ đối với dân chúng ở những nước còn bị áp bức bởi chế độ độc tài và các tên bạo chúa. Trong phúc trình hàng năm về nhân quyền của bộ ngoại giao, Hoakỳ nhấn mạnh đến việc Trungquốc, Kampuchia, Miếnđiện và Việtnam là những quốc gia có thành tích nhân quyền u ám nhất trong năm 2010. Riêng phần nói về Việtnam, bản báo cáo cho là:
“Trong năm vừa qua, chính quyền Hànội tiếp tục đàn áp đối lập, gia tăng kiểm soát báo chí và hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do tập họp, di chuyển và lập hội”. “Công dân còn bị giam giữ một cách tùy tiện vì những hành động chính trị và không được xét xử một cách công bằng”. “Quyền tự do tôn giáo tiếp tục được diễn giải và bảo vệ một cách không đồng đều”. “Quyền tự do trên Internet thì bị hạn chế hơn nữa…chính quyền tiếp tục bắt giữ và cầm tù những nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet để chỉ trích chế độ, hoặc quảng bá những tư tưởng về nhân quyền và đa nguyên chính trị”.
Bản báo cáo còn đặc biệt lưu ý đến nạn bạo hành của lực lượng công an Việtnam, với 9 trường hợp tử vong trong lúc bị tạm giam.
Về mặt quốc phòng, tướng Phùng Quang Thanh bộ trưởng quốc phòng Việt Cộng lên tiếng khi tiếp phó đô đốc Mỹ, Ann Elizabeth Rondeau, giám đốc Học Viện Quốc Phòng Hoakỳ chiều 03/04/11, rằng:
Về mặt quốc phòng, tướng Phùng Quang Thanh bộ trưởng quốc phòng Việt Cộng lên tiếng khi tiếp phó đô đốc Mỹ, Ann Elizabeth Rondeau, giám đốc Học Viện Quốc Phòng Hoakỳ chiều 03/04/11, rằng:
“Mong muốn Việtnam và Hoakỳ xúc tiến hợp tác quốc phòng, ngày càng thông hiểu nhau hơn, qua các cuộc trao đổi, tiếp xúc”.
Hai bên thoả thuận xúc tiến hợp tác trong lãnh vực đào tạo quốc phòng, và phía Việtnam sẵn sàng cho chiến hạm Mỹ vào sửa chữa kỹ thuật. Phó đô đốc Rondeau bày tỏ tin tưởng và cam kết thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương. Có lẽ Việt Cộng đã tìm được chỗ dựa quốc phòng nơi Siêucường Hoakỳ, nên phát ngôn viên ngoại giao Việt Cộng đã dám mạnh miệng chống lại với Trung Cộng về vấn đề Hoàngsa và Trườngsa. Nhưng về mặt an ninh thì Việt Cộng lại vẫn bị cột chặt vào với Trung Cộng. Giới chức Việtnam và Trungquốc đã tiến hành hội đàm tại Bắckinh ngày 11/04/11 để cam kết thúc đẩy hợp tác về lãnh vực thi hành công lực giữa 2 nước. Bộ trưởng Công An Trung Cộng, Mạnh Kiến Trụ nói:
“Việc hợp tác thi hành công lực là một phần quan trọng trong công cuộc hợp tác hữu nghị giữa Trungquốc và Việtnam”.
Bộ trưởng Công An Việt Cộng, Lê Hồng Anh khẳng định:
“Việtnam sẽ tham gia cùng Trungquốc trong nỗ lực tăng cường cơ chế hợp tác để chống tội phạm và duy trì trật tự xã hội”.
Xem vậy, Việt Cộng và Trung Cộng đang ra sức hợp tác về mặt an ninh để phòng chống lại cuộc ‘cách mạng hoa lài’ đang đổ sang Á châu. Nhưng với nền kinh tế của Việtnam đang đâm đầu xuống hố, kẻ có quyền thế đang hăm hở gom đôla và vàng bỏ chạy, Trung Cộng lo thân chưa xong, liệu chế độ độc tài Việt Cộng có thể trông cậy gì được ở sự chống đỡ của bọn Công An đã ‘côn đồ hóa’ này, trước sức mạnh đi lên của toàn dân, có sự hậu thuẫn của quốc tế nữa hay không?
Little Saigon ngày 12/04/2011
Little Saigon ngày 12/04/2011
-Lý Đại Nguyên-
Cuộc Cách Mạng Hoa Lài do thanh niên trí thức, dùng kỹ thuật điện toán, huy động sức mạnh toàn dân, tự phát lật đổ các chế độ độc đảng, độc tài, tham nhũng ở các nước Bắc Phi và Trung Đông, đang lôi cuốn giới trẻ trên toàn thế giới vươn mình đứng dậy quật ngã các chế độ độc tài chính trị, mà tự do kinh doanh. Nhiều chuyên gia kinh tế Mỹ, Âu gọi đó là mô hình “Đồng Thuận Bắc Kinh”, một thứ mô hình què quặt với chủ trương “phát triển kinh tế tư bản, mà vẫn duy trì chế độ chính trị độc đảng, độc tài, công an trị”, nhằm cưỡng chống lại với mô hình “Đồng Thuận Washington” đề cao phương pháp “lãnh đạo quản lý theo công thức dân chủ pháp trị và tự do kinh doanh đầu tư, tự do trao đổi thương mại quốc tế trong tiến trình thị trường toàn cầu hoá”. Mô hình này được phổ cập vào cuối thập kỷ 80, của thế kỷ 20, giữa thời điểm chế độ Cộngsản Đông Âu và Liênxô sụp đổ với mô hình “Đồng Thuận Moscow”. Mô hình đó đã kinh qua 2 chế độ “ lãnh tụ độc tôn, kinh tế chỉ huy, mật vụ trị, kiểu Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành… dần dần chuyển sang Xã Hội Chủ Nghĩa độc đảng, độc tài, bao cấp, công an trị. Nhưng rồi mô hình “Đồng Thuận Moscow” này đã bị biến cố lịch sử loại bỏ chỉ trong vòng có 2 năm, từ 1989 đến 1991.
Tuy Cộngsản Quốctế bị tan vỡ, Nhưng Đặng Tiểu Bình đã cứu nguy Trungcộng bằng việc cho tiến hành cải cách kinh tế theo hướng thị trường, mà vẫn duy trì chế độ cộng sản độc đảng, độc tài trung ương tập quyền, công an trị, để rồi Giang Trạch Dân đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, và Hồ Cẩm Đào tăng cường nền kinh tế xuất khẩu, đạt vị thế cường quốc kinh tế số 2 sau Hoakỳ, đồng thời củng cố sức mạnh quân sự, nhằm tranh thắng với Mỹ trong tương lai. Do đó Bắc Kinh đã trở thành khuôn mẫu cho các nước độc tài Á, Phi. Nay mô hình ‘đồng thuận Bắckinh’ đang thi nhau sụp đổ, sau ngọn lửa tự thiêu của người thanh niên trí thức Tunisia, anh Bouazizi, từ trần ngày 04/01/2011, tạo thành cuộc Cách Mạng Hoa Lài, đánh sập chế độ độc tài tham nhũng ‘Gia Đình Trị’ Ben Ali ở Tunisia. Rồi cái chết của thanh niên trí thức Aicập, anh Khaled Said bị cảnh sát bắt ở quán Internet và hành hạ cho tới chết đã là tín hiệu trên mạng internet, tập họp thanh niên và toàn dân kéo đổ chế độ bạo quyền Mubarak ở Aicập và đang đánh tróc gốc các chính quyền độc tài tham nhũng ngoan cố khắp Bắc Phi, Trung Đông và Châu Á.
Bản chất của cuộc Cách Mạng Hoa Lài vốn không có lãnh tụ, không đoàn thể, không tổ chức, mà là cuộc tự phát của thanh niên trí thức, được võ trang bằng khát vọng tự do, mối nhục tuổi trẻ, với ý chí vùng lên, với phương tiện kỹ thuật cao, phôn cầm tay, internert và các mạng xã hội đã vận động nổi sức mạnh toàn dân xuống đường phố, vô hiệu hóa quân đội, đánh đuổi độc tài, mở ra một cơ hội cho Giới Trí Thức tham dự vào công cuộc xây dựng nền Dân Chủ Tự Do Công Lý tôn trọng Nhân Chủ, Nhân Phẩm, Nhân Quyền, bảo vệ hữu hiệu dân quyền để bầu ra và kiểm soát chính quyền các cấp, qua các phương tiện tự do ngôn luận, tự do chính đảng, tự do nghiệp đoàn, tự do tôn giáo, và các tập thể xã hội dân sự. Chính vì cuộc Cách Mạng không có lãnh tụ thần tượng, không có đoàn thể lãnh đạo, nên dễ tránh khỏi rơi vào cảnh độc tài cá nhân, gia đình trị và độc tài, độc đảng, công an trị. Nhưng Dân chúng chỉ có thể đứng được ở thế đòi hỏi, mà không thể hình thành nổi chế độ. Tình thế này, rất cần đến một chính phủ chuyển tiếp không tham quyền cố vị, giúp dân, giúp nước xây dựng nền tảng cho một chế độ dân chủ, tự do chân chính.
Khi thời của mô hình “Đồng Thuận Bắc Kinh” đã hết, thế của các chế độ độc tài đã mạt, thì các gốc của nó ở Bắckinh cũng sẽ bị tróc rễ, như trước đây chế độ Cộng Sản Quốc Tế đã bị tróc gốc ngay tại Moscow. Chính vì vậy mà Trungcộng thực sự run sợ trước làn sóng đe dọa biểu tình của các trang mạng. Những lời kêu gọi ‘xuống đường’ trên khắp nước một cách quá thông minh của các trang mạng, như đi tay không, không khẩu hiệu, không hô hoán, không tỏ bất cứ thái độ nào, không nhìn vào mắt công an, đi như bách bộ, như trẩy hội, cùng hướng về các công viên, hay điạ điểm trung tâm thành phố. Mà ở đó chứng tỏ cho chế độ biết là điểm hẹn một cách hết sức tự nhiên, buộc an ninh phải đối phó, nhưng lại chẳng buộc tội được cho ai. Từ tuần này, qua tuần khác, ngày nọ sang ngày kia, làm cho hệ thống an ninh mệt nhoài, lãnh đạo điên đầu. Đến lúc chín mùi, hốt nhiên trở thành cuộc tập hợp Bất Bạo Động khổng lồ ở khắp các đô thị. Lúc đó chế độ xuống tay bắn vào đoàn biểu tình, thì lập tức bị lãnh hậu quả trừng phạt mà quốc tế đang nhất tề dành cho tên bạo chúa Gadhafi.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, gồm cả lá phiếu của Trungcộng, 27/02/2011 đồng loạt bỏ phiếu tán thành lệnh cấm vận bán vũ khí, phong tỏa tài sản, đề nghị trao Gadhafi cho Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế, do cáo buộc gây tội ác chống nhân loại. Nữ ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton nói: “Hoakỳ không loại trừ chọn lựa nào để buộc chính quyền Libya chấm dứt cuộc đàn áp dã man nhân dân nước họ”. Bộ Tài Chánh Mỹ đã phong tỏa 30 tỷ đôla tài sản của Gadhafi và gia đình. Bộ Quốc Phòng Mỹ đang tái phối trí lực luợng quân sự chung quanh Libya để có thể sử dụng trong công tác nhân đạo và công tác khác khi cần. Tại tòa Bạch Ốc, hôm 28/02/11, tổng thống Mỹ Barack Obama họp với tổng thư ký LHQ, Ban Ki-moon để bàn những việc cần làm, nhằm ngăn chận hành vi bạo lực chống lại thường dân Libya. Bà Susan Rice, đại sứ Mỹ tại LHQ nói: “Tất cả các thành viên trong Hội ĐồngBảo An LHQ nhất quyết bảo đảm rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ có tác dụng càng mau chóng càng tốt”. Bà không quên lập lại lời kêu gọi của tổng thống Obama đề nghị “ông Gadhafi rời chức để tránh đổ máu”.
Xem vậy, nếu dân chúng ở các nước như Trunghoa hay Việtnam thực hiện được các cuộc biểu tình xuống đường Bất Bạo Động tự phát, thì với tấm gương tầy liếp của Gadhafi ở Libya, chắc rằng giới cầm quyền của 2 nước này chẳng thể tàn sát dân chúng tay không tất sắt theo kiểu ‘Thiên An Môn’ được nữa. Vì nền kinh tế sản xuất của Trungcộng và Việtcộng đều đang cột chặt vào thị trường Hoakỳ, Liên Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á và Thế Giới, nếu bị cấm vận thì lập tức nền kinh tế hướng ngoại đó sẽ tan thành mây khói. Dù có say máu tới mấy, khi nghĩ tới việc các nhà Bank quốc tế phong tỏa tài sản của mình thì tim cũng thắt lại, đầu cũng loãng ra, không còn can đảm ra lệnh bắn vào dân được. Còn biện pháp bắt những nhân vật nổi tiếng đối lập với chế độ và dùng bọn công an côn đồ dằn mặt dân chúng, tấn công các nhà báo nước ngoài thì chỉ làm cho phong trào dân chúng tự phát mau nổ ra mà thôi. Vì đức hiếu sinh, nên nói cho mà biết! Con đường thoát hiểm là Tự Diễn Biến Hòa Bình, Tự Chuyển Hóa từ Độc Đảng, Độc Tài sang Dân Chủ Tự Do: Đa Nguyên Đa Đảng, Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Nghiệp Đoàn, Công Bằng Xã Hội…đấy!
Little Saigon ngày 01/03/2011-Lý Đại Nguyên-
Được khích lệ bởi cuộc toàn dân nổi dậy lật đổ các chế độ độc tài tham nhũng ở Tunisia và Aicập, giới hoạt động chống đối nhà nước Libya đã dùng các trang mạng xã hội để kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình chống chính quyền do Moammar Gadhafi đã nắm giữ từ năm 1969 tới nay, lúc ông này làm cuộc đảo chính, lật đổ chế độ quân chủ được Tây Phương hậu thuẫn. Từ đó Gadhafi trở thành độc tôn, toàn trị, áp dụng kiểu ủy ban nhân dân và cảnh sát trị như cộng sản để thống nhất các bộ lạc theo đạo Hồi trên lãnh thổ Libya. Trở thành một trong những trung tâm khủng bố. Chống Mỹ và thế giới Tự Do. Sau cuộc chiến Iraq, Gadhafi đã đổi chiều làm hòa với Mỹ và Tây Phương. Nhưng Libya vẫn là một chế độ độc tài, chuyên chế do Gadhafi trực tiếp chỉ huy. Bị toàn dân chống đối. Hồi giáo không ưa. Thế giới nghi ngờ. Nên chỉ trong vòng một tuần lễ nay, người biểu tình tuy bị đàn áp bắn giết, cả nước có tới 233 người thiệt mạng. Nhưng dân chúng đã chiếm được ít nhất 9 thành phố gồm cả Benghazi, Sirte, Misrata…
Nhiều vị bộ trưởng chính phủ từ chức. Hàng loạt Đại Sứ ở Ấnđộ, Trungquốc, Liên Đoàn Ảrập, Đông Nam Á… từ nhiệm, kêu gọi chống lại Gadhafi. Các sĩ quan cao cấp chống lại lệnh đàn áp dân, chạy sang hàng ngũ người biểu tình. Gadhafi phải sử dụng tới lính đánh thuê Châu Phi lái máy bay để săn giết những người biểu tình xuất hiện trên đường phố. Ngày 21/02/11, Nhà thần học Hồi Giáo, Trưởng giáo Yussef Al-Qardaoui ra thánh lệnh kêu gọi quân đội Libya: “Hạ sát lãnh đạo Gadhafi, kẻ đã ra lệnh cho binh lính bắn vào dân mình”. Liên Đoàn Ảrập đã ngưng không cho Libya tham gia các cuộc họp của Liên Đoàn. Chủ tịch Liên Đoàn, ông Amr Moussa chủ toạ phiên họp khẩn hôm thứ Ba để thảo luận về Libya đã lên tiếng: “Bạo lực nhắm vào những người biểu tình phải chấm dứt”. Trong khi đó Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tham khảo khẩn cấp về tình hình rối loạn tại Libya. Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, bà Navi Pillay kêu gọi quốc tế mở cuộc điều tra về những vụ tấn công rộng lớn có hệ thống nhắm vào thường dân. Bà nói: “Những vụ tấn công như thế có thể lên tới mức các tội ác chống nhân loại." Phó đại sứ Libya tại LHQ, người vừa từ bỏ Gadhafi cũng lên án: “Gadhafi phạm tội ác chống nhân loại” đòi truy tố ông ta ra Toà Án Hình Sự Quốc Tế. Tổng Thư Ký LHQ, Ban Ki-Moon tuyên bố: “Kinh hoàng trước hành động bạo lực của chính quyền Gadhafi, đã đem trực thăng võ trang và máy bay quân sự oanh kích thường dân”. Hội Đồng Bảo An có thẩm quyền đưa ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ dân lành.
Trong bài diễn văn đầu tiên từ khi có cuộc nổi dậy, lãnh tụ Gadhafi lên án các cuộc biểu tình chống chính phủ và không chịu từ bỏ quyền lực. Ông tỏ ra tức giận nói năng lung tung, lên án các cuộc biểu tình. Theo ông: “Đợt biểu tình hiện nay là do bè lũ hèn hạ và phản bội đang muốn dựng hình ảnh một Libya trong hỗn độn và làm nhục người dân Libya”. Ông cảnh báo: “Nếu tiếp tục có biểu tình thì tại Libya sẽ xẩy ra nội chiến, hoặc nước này sẽ bị Mỹ chiếm đóng”. Ông lấy việc chính quyền Trungquốc đàn áp người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn ra làm bằng chứng, rằng: ���Khối đoàn kết dân tộc có giá trị hơn mấy người biểu tình nhiều”. Ông không quên chỉ trích các nước Tây Phương, nhất là Anh và Mỹ đang rắp tâm làm Libya mất ổn định. Đúng ra là ở các nước Tunisia, Aicập và Yemen, Bahrain, Hoakỳ công khai hỗ trợ cho dân chúng, cố gắng dàn xếp để có sự chuyển quyền êm thấm, nên các nước Tunisia, Aicập sớm thoát nạn. Các nước Yemen, Bahrain rồi cũng tìm được đường ra. Còn như trường hợp của Libya, hay Iran thì Hoakỳ vẫn đứng vòng ngoài, nên tình thế mỗi ngày, mỗi xấu thêm.
Lúc ông Gadhafi dẫn chứng về vụ Trungcộng đàn áp thành công cuộc biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn, thì ‘Cuộc Cách Mạng Hoa Lài” từ Tunisia đã lan sang Hoalục. Cảnh sát tại Bắckinh, Thượnghải và 11 thành phố lớn khác ở khắp nước Trunghoa trong vòng 36 tiếng kể từ tối thứ Bảy 19/02/11, đã ra tay cô lập, bắt giữ ít nhất là 100 nhà đấu tranh và những luật sư về nhân quyền. Một trong những lời kêu gọi trên mạng internet tối thứ Bảy, nguyên văn: “chúng tôi kêu gọi những công nhân đang thất nghiệp, những người bị chính phủ dùng áp lực để lấy nhà đất, cùng nhau tham gia vào cuộc biểu tình, hô to những khẩu hiệu đòi Tự Do Dân Chủ, đổi mới Chính Trị và chấm dứt chế độ Độc Đảng”… “ đòi cơm ăn, nhà ở, việc làm”. Công an Trungcộng kịp thời tràn ngập các điạ điểm, mà các cuộc biểu tình dự trù diễn ra trên khắp nước.
Từ lâu nay, Trungcộng vẫn dựa vào sự phát triển kinh tế để làm chiếc bánh vẽ nuôi hy vọng cho người dân, đồng thời, lấy niềm tự hào Đại Đế Quốc Hán khích lệ ý chí toàn dân. Nhưng lâu dần, tuyệt đại đa số người dân vẫn thấy mình nghèo khổ, chỉ có thiểu số gia tộc cộngsản là quyền thế, giầu sang, sung sướng. Mộng Đế Quốc Bành Trướng, đang bị Hoakỳ dùng sức mạnh quân sự chận đứng ngay tại ven biển Trunghoa. Đô đốc Robert Willard, Tư Lệnh Lực Lượng Hoakỳ tại Á Châu – Thái Bình Dương khi thẩm định về vị thế Hoakỳ ở Áchâu TBD đã nói: “Washington có khuynh hướng chú trọng tới vùng Đông Bắc Á để giúp Nam Hàn ngăn chặn nguy cơ tấn công của Bắc Hàn, đồng thời củng cố liên minh Mỹ-Nhật”. Ông nhấn mạnh: “Lực lượng của Mỹ có bổn phận duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ và liên tục tại vùng Đông Nam Á, Nam Á, và Châu Đại Dương”. Bởi thế, việc Trungcộng dùng chiêu bài phát triển kinh tế để dụ dân không xong. Dùng chiến tranh mở mang đế quốc để khỏa lấp những đòi hỏi thay đổi chính trị không nổi. Mà ảnh hưởng của Cách Mạng Hoa Lài và nhu cầu cấp thiết như: Cơm Ăn, Nhà Ở, Việc Làm của người dân thì Trungcộng không thể thoả đáp. Dân vùng lên đòi hỏi. Nhà nước dùng Côngan đàn áp. Với thời đại internet phổ cập, cả thế giới đều nhìn vào Hoalục, đều quan tâm tới quyền sống, quyền làm chủ của toàn dân Trunghoa. Vì vị thế cường quốc kinh tế thế giới, Trungcộng không thể xuống tay tàn sát dân của mình như Đặng Tiểu Bình đã làm trong vụ Thiên An Môn được nữa.
Một lối mòn duy nhất để Trungcộng khai thác là cuộc xung đột giữa Campuchia và Tháilan về ngôi đền Preah Vihear, hòng chia rẽ khối ASEAN. Nhưng cả Campuchia và Tháilan đã đồng ý cho Asean điều quan sát viên quốc tế tới vùng biên giới tranh chấp, nhằm làm giảm căng thẳng. Tuy không nói ra, tất cả các nước trong khối ASEAN đều biết, Trungcộng là nước có lợi nhất khi các nước trong tổ chức ASEAN chống đối lẫn nhau. Thế là ngõ bành trướng nhỏ hẹp này cũng đã bị bịt lại. Trungcộng không thể mãi mãi nhảy lò cò một chân kinh tế, mà phải đi bằng một chân chính trị nữa thì mới theo kịp với thế giới thời đại. Nếu cứ ngoan cố giữ độc đảng, độc tài, toàn trị, tham nhũng, đến một lúc nào đó, quân đội sẽ đứng về phía người biểu tình, như ở Tunisia, Aicập thì chế độ Trungcộng sẽ cáo chung.
Litte Saigon ngày 22/02/2011Lý Đại Nguyên
Cuộc xuống đường tự phát của người dân Tunisia do giới trẻ ở đây khởi động, nhờ ngọn lửa tự thiêu của người thanh niên Muhamad Bouazizi 28 tuổi, có học mà phải đẩy xe bán hàng rong trên đường phố kiếm sống cho gia đình, rồi bị cảnh sát thường xuyên quấy nhiễu hạ nhục, đánh đập trước công chúng, đã khơi dậy được sức mạnh toàn dân, quật ngã nhà độc tài, tham nhũng, gia đình trị, của tổng thống Ben Ali cai trị đất nước này 23 năm. Rồi do câu chuyện kể về thanh niên Khaled Said, 28 tuổi, người của thành phố Alexandria, Aicập, đã bị hành hạ tới chết, bởi 2 cảnh sát, muốn lục soát anh theo đạo luật khẩn cấp – emergency law – Tin này đã được một viên giám đốc điều hành Google trẻ tại Trung Đông, và Phi Châu, trụ sơ ở Dubai, anh Wael Ghonim, 30 tuổi, người Aicập, biến thành ngọn lửa đấu tranh trên trang mạng Facebook, với khẩu hiệu viết bằng tiếng Ảrập và tiếng Anh: “Tất cả chúng ta là Khaled Said”- “We are all Khaled Said”. Đây là tín hiệu tập họp của thanh niên, và đã kéo cả sức mạnh toàn dân vào cuộc lật đổ chế độ độc tài tham nhũng ‘cảnh sát trị’ theo luật khẩn cấp của tổng thống Mubarak chuyên quyền tại Aicập suốt 30 năm.
Wael Ghonim nói với những người thẩm vấn anh, khi bị bắt vào hôm 27/01/11, sau 2 ngày phong trào Dân chúng Aicập xuống đường ‘đuổi độc tài tham nhũng tàn bạo’, ‘đòi tự do dân chủ nhân phẩm’. Rằng: “Đây là cuộc cách mạng của giới trẻ internet và bây giờ là cuộc cách mạng của toàn dân Aicập”. Chính giới trẻ và mạng lưới internet toàn cầu, đang khơi dậy ý chí và sức mạnh toàn dân vào cuộc đấu tranh bất bạo động chống độc tài, tham nhũng, vô nhân đạo, đòi tự do, dân chủ, nhân quyền trên khắp thế giới. Nhưng phải nhận rằng, nơi đâu ‘Sức Dân Tương Tác với Thế Nước’ thì các cuộc chuyển đổi từ chế độ độc tài bạo trị sang tự do dân chủ được êm đềm, đỡ công sức và chết chóc, giống như ở Tunisia và Aicập hơn là những nơi ‘lòng dân chưa hợp với thế nước’. Thế nước ở thời đại này là Tiến Trình Dân Chủ Hoá Toàn Cầu. Tự Do Hoá Xã Hội. Đa Nguyên Hoá Tư Tưởng. Đa Đảng Hoá Chính Trị. Tư Doanh Hóa Kinh Tế. Toàn Cầu Hoá Thị Trường’, mà Hoakỳ và các nước Dân Chủ đang tiếp tay đẩy tới. Quả thực ở những nước tuy là ‘Độc Tài khoác áo Dân Chủ’, mà Hoakỳ hay các nước EU còn ảnh hưởng tương đối mạnh với các nhà cầm quyền ở đấy, thì, khi Lòng Dân đã chuyển hướng, Sức Dân tràn ngập đường phố, với ý chí tranh đấu bất bạo động, đó là việc làm thuận với Thế Nước, chắc chắn các nước Dân Chủ phải tiếp tay.
Sau khi Tunisia có chính phủ chuyển tiếp, Aicập Mubarak trao quyền cho Quân Đội. Quân đội Aicập bảo đảm:“Một sự chuyển giao hòa bình trong khuôn khổ dân chủ và tự do, nhằm tạo ra hệ thống chính quyền dân sự, do dân bầu ra để điều hành đất nước và xây dựng một quốc gia dân chủ tự do”. “Cộng Hòa Ảrập Aicập cam kết thực thi tất cả các hiệp ước và bổn phận đã ký với quốc tế”. Tổng thống Mỹ, Obama nói: “Người dân Aicập đã tạo cảm hứng cho chúng ta bằng cách sử dụng phương pháp bất bạo động để uốn cong vòng cung lịch sử về phiá công lý”. Người dân ở Yemen cũng xuống đường chống độc tài tham nhũng, đòi tự do công lý, kêu gọi Ali Abdullah Saleh từ chức tổng thống, nhưng chưa được đáp ứng. Riêng dân chúng Jordan vừa xuống đường thì Vua Abdullah lập tức giải tán nội các, tiến hành thành lập nội các mới và hứa với người dân đang còn chống đối sẽ gia tăng quyền tự do của công chúng và tiếp tục cải cách chính trị. Hoakỳ đã cử Đôđốc Mike Mullen, chủ tịch tham mưu liên quân, ngày 13/02/11, đến Jordan hội kiến với quốc vương Abdullah, và đến Dothái thảo luận với thủ tướng Benjamin Netanyahu và tổng thống Shimon Peres và giớì chức quân đội Israel để khẳng định sự hậu thuẫn của Hoakỳ với 2 nước này.
Trong khi đó tại Iran, hàng ngàn người kể từ ngày 13/02/11 tập trung tại quảng trường Azadi ở trung tâm thủ đô Tehran và một số thành phố với lời hô: “Độc tài cút đi”. Bị chính quyền độc tài Mahmoud Ahmadinejad đàn áp. Ngoại trưởng Hoakỳ , Hillary Clinton công khai bày tỏ hậu thuẫn cho phong trào đối lập Iran. Bà nói: “Những người phản đối xứng đáng được hưởng quyền con người, từng được thể hiện tại Aicập” và rằng: “Iran cần cải tổ hệ thống chính trị”. Tổng thống Mỹ, Obama nói: “Điều mỉa mai khi mà chế độ Iran nói họ hoan nghênh những gì xẩy ra tại Aicập, nhưng lại dùng vũ lực đàn áp những người tham gia biểu tình một cách ôn hòa”. Ahmadinejad, tổng thống bạo quyền Iran tuyên bố: “Kẻ thù của Iran đang tìm cách phá hoại các thành tựu to lớn của đất nước." Thực ra chính quyền độc tài của tổng thống Ahmadinejad đang được hệ thống Giáo Quyền Shia của lãnh tụ tối cao Iran, Ali Khamenei cầm đầu, quyết biến Iran thành cường quốc nguyên tử, đã trở thành kẻ thù của Hoakỳ và cả thế giới chủ trương ‘phi võ khí nguyên tử’ hiện nay. Bởi vậy, dù lực lượng đối lập ở Iran rất mạnh, nhưng ảnh hưởng của Mỹ và EU chưa nhập nội được Iran, do đó ở Iran chỉ có Lòng Dân mà chưa có Thế Nước, nên cuộc chuyễn đổi từ Tôn Giáo Toàn Thống, Độc Tài Bạo Trị sang Dân Chủ Tự Do còn nhiều cam go. Nhưng cuối cùng rồi ra lòng người sẽ thắng.
Trở về Việtnam, kể cả Lòng Dân và Thế Nước đã sẵn, nhưng chưa đủ mạnh, chưa hội đủ cơ duyên để bùng nổ cách mạng tự do dân chủ đáy tầng. Tuyệt đại dân chúng, tuy chán ghét, không còn tin tưởng vào chế độ cộng sản độc đảng, độc tài, tham nhũng, toàn trị, lừa dối, bất lương. Nhưng chưa toàn tâm, toàn ý, nhất chí dấn thân vào cuộc tranh đấu đòi tự do, công bằng, dân chủ, nhân quyền. Đại bộ phận trí thức và tuổi trẻ là ‘kẻ dẫn đầu xã hội, và khơi dậy sức dân’, đã từ lâu bị chủ trương hèn hóa của cộng sản soi mòn tâm trí. Họ đã bị ‘vô học’ ngay dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa coi ‘Hồng hơn Chuyên’. Họ đã bị ‘thất đức’ coi thầy cô là ‘đồng chí’, cha mẹ là ‘kẻ thù giai cấp’. Nhà trường trở thành hệ thống tham ô vô tội vạ, bán bằng giả, chứng chỉ ma. Thầy, Cô thành phường bán chữ bần tiện bất xứng. Hiệu trưởng có nơi thành ‘ma cô’. Đảng và chính phủ trở thành tay sai cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc là Tầucộng. Dù đã 15 năm Hoakỳ nhập nội Việtnam, mà chưa tạo nổi Thế Nước Đổi Chiều. Hôm thứ Tư 09, tháng 02, năm 2011, Quân đội Hoakỳ công bố toàn bộ văn kiện về Sách Lược Quân Sự Mới của Hoakỳ tập trung vào Châu Á. Sách lược chú ý đặc biệt vào Trungquốc. Và rằng: “Quân đội Hoakỳ phải chuẩn bị sẵn sàng để đáp lại điều được gọi là ‘các khả năng chống tiếp cận’ mà Trungquốc đang bành trướng nhanh chóng. Những khả năng đó có thể đe dọa đến các con đường thương mại và hạn chế khả năng của quân đội Hoakỳ phải thực hiện những gì mà các nhà lãnh đạo Mỹ có thể ra lệnh cho họ phải làm”. Lâp tức, trên tạp chí Trung Quốc Cầu Thị viết về việc Bắckinh quan ngại trước khả năng các nước láng giềng tham gia một Liên Minh Chống Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu. Bài viết gợi ý về một ‘chiến lược 7 hướng’ sử dụng sức mạnh kinh tế của Trungcộng để tạo dựng một liên minh mới, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Hoakỳ trong khu vực. Xem vậy Trungcộng không dám đương đầu trực diện với quân lực Mỹ, mà chỉ dựa vào kinh tế để chiêu dụ đàn em. Điều này Trungcộng chưa đủ sức chống cự với kinh tế Mỹ, Nhật, Ấn và cả thế giới đang đổ vào Việtnam và Đông Nam Á. Thế Nước Đổi Thay đang hình thành để hợp với Lòng Dân Việtnam đã quá chán ghét Việtcộng. Toàn dân trong, ngoài nước cùng chống độc tài tham nhũng, đòi tự do dân chủ, tất thắng!
Little Saigon ngày 15/02/2011
Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali của Tunisia liên tục cầm quyền 23 năm, với 5 cuộc bầu cử, mà cuộc bầu cử cuối vào năm 2009, Ben Ali chỉ nhận được 90% phiếu bầu. Đó là kỳ bỏ phiếu mà ông ta được ít phiếu nhất. Trong chế độ ‘Gia Trưởng khoác áo Dân Chủ’ này, Ben Ali cũng cho lập một chính đảng ‘gia nô’ có tên là Tập Họp Dân Chủ Hiến Pháp – RCD, nhằm củng cố chế độ độc tài ‘’gia đình trị’ của mình. Tài sản của nhà Ben Ali và bên vợ ông ta là bà Trabelsi rất nhiều, từ các hãng Hàng Không lớn, đến khách sạn 5 sao, hệ thống phân phối hàng hoá ở Tunisia. Các thành viên trong gia đình Ben Ali –Trabelsi nắm giữ hàng trăm triệu Euro gửi ở các ngân hàng Thụysĩ, Dubai, Malta, cùng nhiều ngân hàng của Pháp và rất nhiều toà biệt thự sang trọng khắp nơi trên thế giới, từ Paris đến Luânđôn sang tới Rio de Janero. Trong khi đó thì toàn dân Tunisia chịu cảnh nghèo khó triền miên, gần đây nhiều người đã thiệt mạng trong các cuộc xuống đường phản đối về vật giá gia tăng, đời sống khắc khổ, nhiều người thất nghiệp. Phong trào bùng phát mãnh liệt ở khắp nơi, sau vụ tự thiêu của một sinh viên vừa tốt nghiệp. Biển người tràn ngập đường phố thủ đô Tunis. Chiều 13/01/2011, Ben Ali lên truyền hình tuyên bố là hiểu nguyện vọng của dân, ông đổ lỗi cho giới thân cận đánh lừa ông và ra lệnh cách chức 2 cố vấn. Ông cam kết tôn trọng các quyền tự do và sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ 2014. Nhưng không làm dân chúng nguôi cơn giận dữ, họ quyết đòi Ben Ali phải từ chức. Quân đội không can thiệp. Trưa thứ sáu 14/01/11 thủ tướng Mahamed Ghanouchi thông báo, lệnh của tổng thống cách chức toàn bộ chính phủ. Nhưng trên đường phố dân chúng tiếp tục biểu tình với khẩu hiệu ‘Nổi Dậy’. 17 giờ cùng ngày, gia đình tổng thống Ben Ali đã lên máy bay trốn khỏi Tunisia sang tỵ nạn tại Ả Rập Saudi, có sự tiếp tay của Mỹ, mà là một bất ngờ đối với Pháp.
Tổng thống Mỹ, Obama khen ngợi lòng dũng cảm và phẩm cách của người dân Tunisia. Hoakỳ trước đây vốn xem Tunisia là một đồng minh chống khủng bố, nhưng thường xuyên lên tiếng chỉ trích chế độ Ben Ali thiếu tôn trọng nhân quyền. Tổng thống Mỹ khuyến khích các bên giữ thái độ ôn hoà, và kêu gọi chính quyền lâm thời nhanh chóng tổ chức bầu cử theo nguyện vọng của người dân. Chính phủ Pháp khẳng định ‘luôn luôn ủng hộ nhân dân Tunisia. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-Moon kêu gọi phải có một giải pháp dân chủ. Theo Hiếp Pháp của Tunisia thì Chủ Tịch Quốc Hội sẽ lên quyền tổng thống. Ngày 15/01/11, chủ tịch Quốc Hội, Foued Mebazaa đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống, và trao cho thủ tướng Mohammed Ghannouchi lập tân chính phủ lâm thời đoàn kết, để tiến hành một cuộc tổng tuyển cử theo Hiến Pháp trong vòng 60 ngày. Tuy nhiên trong chính phủ này vẫn còn nhiều bộ trưởng của chế độ cũ, nên đã bị dân chúng biểu tình phản đối. Hôm nay cả tổng thống, thủ tướng đều tuyên bố rút khỏi đảng RCD, đảng cầm quyền dưới thời Ben Ali.
Chính phủ lâm thời ban hành một số chính sách thiết thực, đáp ứng với đòi hỏi của người dân - Bộ Truyền Thông đầy quyền lực bị xóa bỏ - cho tự do báo chí hoàn toàn - bỏ lệnh cấm hoạt động đối với các tổ chức phi chính phủ - cho hợp pháp hóa các đảng chính trị có nhu cầu hoạt động – cam kết thành lập ba ban phụ trách cải cách chính trị, điều tra các vụ chuyển tiền bất hợp pháp và tham nhũng của chế độ cũ – Hy vọng nói và làm của chính phủ đi đôi với nhau, để tạo được niềm tin nơi dân chúng và được cả thế giới ủng hộ. Đây còn là một cuộc trắc nghiệm của việc dân chủ hoá ở các nước Hồigiáo trong vùng, để khỏi rơi vào chế độ “Tôn Giáo Toàn Thống” kiểu Iran và khỏi bị phong trào Khủng Bố Quốc Tế lợi dụng sự bất mãn với các chế độ độc tài “gia đình trị’ của dân chúng, rồi dìm các nước Phi Châu và Trungđông vào biển máu. Xem vậy “Lòng Dân và Thế Nước” ở các nước Hồigiáo đã gặp nhau trong tiến trình Dân Chủ Hóa Toàn Cầu.
Liệu lòng dân và thế nước đã gặp được nhau ở Đông Nam Á này hay chưa? Nước Indonesia năm nay giữ chức chủ tịch luân phiên Hiệp Hội các nước ASEAN. Tại cuộc họp báo hôm 07/01/11, ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa tuyên bố: “Indonesia dự định đặt vấn đề nhân quyền thành ưu tiên hàng đầu cho tổ chức này”. Theo chuyên gia của viện nghiên cứu Đông Nam Á, Pavin Chachavalpongun: “Nếu Indonesia muốn Asean nghiêm túc về vấn đề nhân quyền thì tổ chức này phải bãi bỏ nguyên tắc bất can thiệp vào nội bộ của nhau”. “…nhưng khi bàn đến vấn đề gay go như dân chủ và nhân quyền thì phải thừa nhận rằng không phải tất cả các nước trong Asean đều là dân chủ”. Trong số 10 nước thành viên ASEAN, Lào và Việtnam là 2 chính phủ độc tài, độc đảng do đảng cộngsản lãnh đạo.
Nhất là đối với Việtnam, Việtcộng dứt khóat không tôn trọng Nhân Quyền của người Việtnam, dứt khoát cướp đoạt Dân Quyền của công dân Việtnam, thu gom quyền lực chính trị từ nơi dân chúng về cho đảng, vơ vét nguồn lợi kinh tế của toàn dân vào tay đảng. Cho tư doanh vào đảng để thành lập một khối “Tư Bản Man Rợ Cực Quyền”, hy vọng nắm quyền toàn trị vĩnh viễn đất nước và sẵn sàng làm tay sai cho Tầucộng và các thế lực quốc tế khác, qua thứ cương lĩnh ‘vô hậu’ gọi là “xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, với chế độ quốc doanh làm chủ đạo kinh tế, để cho quốc nạn tham nhũng có điều kiện và môi trường bành trướng dũng mãnh, rút cạn kiệt sức sống của toàn dân, và quỵt nợ quốc tế. Thế rồi quyền lãnh đạo được trao vào tay Nguyễn Phú Trọng tân tổng bí thư, đứa con cưng của giặc Tầu, chỉ biết làm theo sự chỉ đạo của Tầu, khiến cho nước Việt mất dần vào tay Trungcộng, và Nguyển Tấn Dũng, đứa con ghẻ của Mỹ, con nuôi của Nhật, ở lại chức thủ tướng để vì ngu dốt, tiện tay phá nát hệ thống quốc doanh tham nhũng của đảng, như đã phá đại công ty Vinashin, rồi lần lượt tới tổng công ty Điện Lực và nhiều công ty khác nữa, dẫn tới sự sụp đổ tan hoang của nền kinh tế vốn đã lỏng gốc của Việtnam. Lúc đó thì Tầu cứu Việtcộng, hay Mỹ cứu Việtnam đây?
Tuy có tham vọng Đế Quốc, nhưng bản chất là con buôn, Tầu chẳng có lợi gì mà cứu kinh tế Việtnam, nếu có thì chỉ cứu chính quyền Việtcộng để làm tay sai cho họ , như trường hợp Bắc Hàn hiện nay, rồi sẽ gạ bán cho Mỹ. Còn Mỹ rõ ràng là chỉ cứu Việtnam, chứ không cứu Việtcộng. Chẳng vậy mà trợ lý ngoại trưởng Hoakỳ đặc trách về lao động, Michael Posner, người đại diện cho Hoakỳ trong cuộc đối thoại về nhân quyền với Việtnam hôm 13/12/2010 đã nhận định rằng: “Tiến bộ về Nhân Quyền là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mối quan hệ giữa Hoakỳ và Việtnam”. Để tiếp sức cho hành pháp Mỹ về đòi hỏi Nhânquyền ở Việtnam. Ngày 17/12/2010, Hạ Viện Hoakỳ đã thông qua Nghị Quyết yêu cầu bộ Ngoại Giao Mỹ đưa Việtnam vào danh sách các quốc gia ‘cần quan tâm đặc biệt’ CPC, vì những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Đối với Hoakỳ trong giai đoạn này, không còn chỗ đứng cho các chế độ độc tài, trừ chế độ Trungcộng vì còn khả dụng. Và biết đâu Obama - Hồ Cẩm Đào cũng chẳng đang bàn nhau về số phận của Việtcộng tại Hoa Thịnh Đốn, trong cái gọi là mối tương quan giữa Mỹ-Tầu tại Biển Đông, Châu Á Thái Bình Dương?
- Little Saigon ngày 18/01/2011.