Lý Đại Nguyên
Dù là thành phần cộng sản bảo thủ cực đoan, hay những người quốc gia chân chính, không chấp nhận sự hiện hữu của chính quyền độc đảng độc tài cộng sản, thì cũng không thể phủ nhận được việc Việtnam đã thực sự phải hội nhập sinh hoạt kinh tế toàn cầu, và quan hệ ngoại giao của Việtnam đang mở rộng ra với mọi quốc gia. Vì Việt Nam đã chính thức trở nên thành viên của Tổ Chức WTO, và Tổng Thống Bush của Hoa Kỳ đã chính thức đến Việt Nam, đánh dấu sự kiện một nước cựu thù lớn nhất của Việt Cộng đã tăng cường liên hệ đầy đủ toàn diện, đặc biệt là vấn đề quan hệ quốc phòng và viện trợ quân sự cho Việt Nam. Thế nên, việc Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng CSVN tới Vatican gặp Giáo Hoàng Bênêdictô để tiến hành việc thiết lập bang giao với Triều Đình Vatican trong tư cách 2 nước, thì đó là việc tự nhiên. Nhưng Vatican ngoài tính cách Triều Đình của một Quốc Gia lại còn là một Tòa Thánh của Kitô Giáo Hoàn Vũ, có 7 triệu tín đồ trung thành đang là công dân của Việt Nam, và cùng là nạn nhân của chế độ cộng sản như các tôn giáo khác ở Việt Nam. Đó mới là vấn đề nhức nhối cho tín hữu Kitô giáo Việt Nam, và khó xử đối với Giáo Hội Lamã.
Bởi thế một số linh mục, tu sĩ, giáo dân Việt Nam trong và ngoài nước, sống theo tinh thần của Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, vị mục tử đã tử vì đạo dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam năm1988 đã trình Thỉnh Nguyện Thư lên Giáo Hoàng Bênêdictô XVI, nêu rõ việc chế độ Cộng Sản Việt Nam đang còn đàn áp các tôn giáo bạn, như: 1- Giáo Hội Tin Lành Mennonite. Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy. Không chịu thừa nhận 20 Ban Đại Diện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và quản chế 2 vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội là Hòa Thượng Huyền Quang, và Hòa Thượng Quảng Độ hàng mấy chục năm nay. 2- Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã lập lại quyết tâm khống chế và công cụ hóa các Tôn Giáo qua Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo ngày 18/06/2004, và Nghị Định 22/CP ngày 01/03/2005. 3- Đảng và nhà cầm quyền cộng sản độc tài Việt Nam đang tước hết mọi Nhân Quyền và Dân Quyền, khiến toàn dân chưa có một cuộc bầu cử tự do công bằng nào suốt 60 năm qua. Làm hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, 83 triệu người đang phải sống cảnh đói nghèo bất công, chịu đựng các tệ nạn gian manh, cửa quyền, tham nhũng, bóc lột của đảng viên và cán bộ cộng sản. 4- Xin Giáo Hoàng dùng Ánh Sáng Tin Mừng, ánh sáng Công Lý và Tình Thương rọi chiếu vào bóng tối bạo lực, bất công, gian trá, hận thù đang ngự trị trên đất nước Việt Nam, để Tổ Quốc Việt Nam sớm có đầy đủ Tự Do, Dân Chủ như hầu hết các nước văn minh trên toàn cầu. Mong ước Tòa Thánh chỉ bang giao cùng nhà cầm quyền cộng sản Việtnam với một trong các mục đích chính là tạo áp lực để cộng sản từ bỏ độc tài toàn trị, và trả lại mọi Nhân Quyền và Dân Quyền cơ bản cho các Giáo Hội và các Công Dân Việtnam.
Thỉnh nguyện thư trên đây là lời tâm huyết, chí tình, chí chính của một số linh mục, tu sĩ, giáo dân Kitô giáo trong và ngoài nước. Nói lên rằng: Những tập thể Giáo Dân Kitô đã thấy rõ được âm mưu của Cộng Sản Việt Nam đang sử dụng chính sách gây chia rẽ, hận thù lâu dài giữa các Tôn Giáo trong Cộng Đồng Dân Tộc Việt Nam. Thiết lập bang giao với Giáo Triều Vatican của Kitô Giáo Hoàn Vũ để lấy lòng Âuchâu và Thếgiới, nhưng vẫn đàn áp các Tôn Giáo Truyền Thống Dân Tộc. Đồng thời dùng Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo buộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Giáo Dân Kitô trong nước phải nằm trong chế độ “xin cho” trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của Cộng Đảng. Đây cũng là sự nhắc nhở đối với những Người Việt đang là công dân của những nước có quan hệ đối với Việt Nam, hãy dùng tư cách công dân của mình ở những nước đó, thường xuyên lên tiếng nhắc nhở với Chính Quyền, Chính Khách, và Dư Luận rằng: Việt Nam dù đã hội nhập với thế giới, nhưng chính quyền ở đó vẫn là thứ “ngụy quyền” tiếm đoạt quyền lãnh đạo của Quốc Dân. Chúng đang dùng dân Việt Nam làm thứ “con tin” để yêu sách, trả giá với thế giới.
Nhân đây xin làm rõ thêm một vài vướng mắc trong sinh hoạt đấu tranh của Người Việtnam trong và ngoài nước. Những ngày gần đây rất nhiều bài viết, bài nói, lên án kẻ này là cò mồi cho cộng sản, người kia là cộng sản nằm vùng, hoặc là đấu tranh dân chủ cuội v.v..Làm chính trị có viễn kiến, thì đa nghi, đề phòng là điều không thể trách. Nhưng nếu lại rơi vào kế hoạch “tung hỏa mù” gây chia rẽ. làm nản lòng những người nhiệt tình đấu tranh là một việc làm bất trí, phi chính trị. Chúng ta đừng quên: Việt Nam đang trong giai đoạn đấu tranh chính trị tranh đòi tự do dân chủ, chứ không phải là hoàn cảnh lựa chọn gia nhập các lực lượng cách mạng để đoạt chính quyền, hay là phải bỏ phiếu lựa chọn những người đại diện của mình trong chính quyền. Chính vì vậy, mà chúng ta không những phải hoan nghênh, mà xin bằng cách này hay cách khác hỗ trợ cho những người dám công khai đứng lên đấu tranh đòi Tự Do Dân Chủ ở trong nước. Không phân biệt, không cần biết tới quá khứ của họ là gì, miễn là trong lời nói, việc làm của họ hiện tại, ngay bây giờ, quyết không nhận và chống lại chế độ độc tài, độc đảng, tham nhũng, toàn trị cộng sản.
Trong cuộc đấu tranh này, kẻ nguy hiểm nhất đối với Cộng Đảng là kẻ “Nội Thù”. Tức là chính “Cộng chống Cộng”. Kinh nghiệm dậy rằng: Chưa có một lực lượng nào từ ngoài vào lật đổ nổi chế cộng sản ở bất cứ nơi đâu, mà chỉ có những cuộc nổ tung trong nội bộ chế độ cộng sản mà ra. Liên Xô sụp đổ không chỉ do Gorbachev đổi mới, mà chính là nhờ bọn Cộng Sản cực đoan làm chính biến bất thành, đưa đến việc Gorbachev giải thể Cộng Đảng. Khối Cộng Đông Âu tan vỡ. Rồi Yeltsin Dân Chủ Hóa nước Nga. Tất cả bọn họ đều là lãnh tụ cộng đảng cả. Nếu Gorbachev đổi mới thành công thì Liên Bang Sô Viết lỏng lẻo và chế độ Cộng Sản Quốc Tế, cũng sẽ như Trung Cộng, Việt Cộng hiện nay: Cộng đảng vẫn lãnh đạo. Dù nội dung là tư bản, nhưng hình thức vẫn là cộng sản. Như vậy Thế Giới Cộng Sản vẫn hiện diện trên hoàn vũ. Tại Việt Nam hiện nay, may là có cuộc đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo dài hơi, chịu đựng gian khổ trên 31 năm, giờ đây đã làm xuất hiện những người, những đoàn thể chính trị công khai đấu tranh cho Dân Chủ, để Việt Cộng không thể một mình một chợ thao túng chính trường Việt Nam được nữa. Nhất là sự xuất hiện đó, đúng với đòi hỏi của các nước Dân Chủ trên thế giới. Đây là điều đáng được trân quý. Xin đừng vì một lý do nào, mà làm cho Cuộc Đấu Tranh Dân Chủ tại Việt Nam, vừa mới chớm nở đã bị nhận chìm. Không gì tốt hơn việc Cộng Sản chống Cộng Sản để Toàn Dân có cơ hội tiến lên xây dựng Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam.
Little Saigon ngày 23-01-2007.
Thấy rõ chủ trương của Hoa Kỳ hiện nay là quyết nhập nội Việt Nam cho bằng được, nên chính quyền Bush đã tích cực mở cửa để Việt Nam gia nhập WTO. Lưỡng viện Quốc Hội Mỹ vào phút cuối cùng của phiên họp hết nhiệm kỳ, đã không quên dành cho Việt Nam quy chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn –PNTR-. Nhất là khi Tổng Thống Bush đến phó hội APEC tại Hànội, nhân dịp có mặt của Hồ Cẩm Ðào, Tầu và Putin, Nga là "chủ cũ" của Cộng Sản Việt Nam, cùng các Nguyên Thủ trong vùng Á Châu Thái Bình Dương, để xác nhận vai trò kinh tế, xác lập vị thế chiến lược mới của Mỹ tại Việt Nam. Tổng Thống Bush và Ngoại Trưởng Rice đã hào phóng đem tặng cho nhà cầm quyền Hànội món quà là: Rút tên Việt Nam khỏi danh sách các nước cần "quan tâm đặc biệt" về vấn đề Tự Do Tôn Giáo -CPC-. Ðiều đó đã làm cho các người tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam ngao ngán, các tổ chức Phi Chính Phủ - NGO- khắp thế giới phản đối. Trong khi, nhà cầm quyền Hànội chẳng những không cho tổ chức Hội Nghị Quốc Tế Dân Sự bên lề, quy tụ các tổ chức Xã Hội Dân Sự trong vùng, giống như thông lệ của APEC, mà lại xuống tay đàn áp, cô lập các người đấu tranh và các tổ chức đối lập Việt Nam, không để giới truyền thông và chính khách quốc tế gặp gỡ họ.
Với quán tính nô lệ cho các thế lực quốc tế, nhóm lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cho là Mỹ đã chọn họ làm tay sai, nên bỏ rơi những nhà đòi hỏi Tự Do Tôn Giáo và những người đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ Việt Nam, buộc ông Michael Marine, Ðại Sứ Mỹ tại Hanội, người thực thi chính sách Ngoại Giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngày 13/12/06, đã phải lên tiếng kêu gọi Ðảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam hãy mở rộng thêm không gian cho những người bất đồng quan điểm. Ông chính thức gọi thành viên của Khối 8406 là "những người yêu nước thực sự". Vì "Niềm tin của họ mạnh đến mức họ dám nói ra công khai. Tôi nghĩ họ là người yêu nước thực sự. Họ muốn điều tốt đẹp nhất cho Việt Nam". Ông nói thêm: "Sự phát triển của dân chủ, theo nhịp độ mà Việt Nam thấy sẵn sàng và người Việt Nam muốn là điều mà chúng tôi ủng hộ". "Tôi nghĩ sẽ có lợi cho Việt Nam thông qua việc cho phép có thêm tự do bày bỏ, tự do lập hội". Ông kết luận: "Ðể bất kỳ chính phủ nào được hoạt động tốt, người ta cần những công dân có khả năng biønh luận về chính sách và hành vi của chính phủ đó". Ngày 14/12/06, tại Hoa Thịnh Ðốn, Ngoại Trưởng Condoleezza Rice đã loan báo thành lập quỹ khẩn cấp 1 triệu USD, nhằm chi trả những tốn kém ngắn hạn cho những người chấp nhận nguy hiểm để bảo vệ Nhân Quyền tại các nước bị độc tài đàn áp. Ở đây, Ngoại Trưởng Rice tái xác định mục tiêu và mong đợi của Mỹ về cách đối xử của quốc tế với các tổ chức Ðối Lập đòi Dân Chủ và Nhân Quyền. Các tổ chức ngoài chính phủ - NGO –đó, cần phải được tự do hoạt động theo luật quốc tế.
Ðến đây cho thấy, Mỹ quyết trở lại Việt Nam lần này bằng bước đi vững chắc của đôi chân: Kinh Tế Thị Trường Hóa Toàn Cầu và Chính Trị Dân Chủ Hóa Việt Nam. Ðiểm đó đã nhận được sự đồng thuận, tích cực ủng hộ của các tổ chức và các nước cấp viện cho Việt Nam họp tại Hànội, là đã chỉ trích nặng nề nạn Tham Nhũng và vi phạm Nhân Quyền của chính phủ Hànội. Nhưng vào ngày 15/12/06, kết thúc hội nghị hàng năm của Nhóm Tư Vấn các nhà tài trợ, đã gia tăng viện trợ cho Việt Nam từ 3 tỷ 700 triệu USD của năm 2006, lên tới con số 4 tỷ 445 triệu USD cho năm 2007. Nhằm giúp Việt Nam phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Ðiều làm mọi người ngạc nhiên là việc loan báo tăng viện trợ lại được thực hiện sau khi đất nước này bị rúng động về vụ tham nhũng lớn PMU 18, trong lãnh vực xây dựng cơ bản, mà phần lớn là tiền tín dụng của ngoại quốc. Ngân Hàng Thế Giới –WB- đã mở cuộc điều tra riêng song song với cuộc điều tra của Nhà Nước Việt Nam, hiện chưa kết thúc. Dù vậy, WB năm nay hứa viện trợ cho Việt Nam 980 triệu USD. Ngân Hàng Phát triển Á Châu viện trợ gấp đôi năm trước với số hứa 1 tỷ 100 triệu USD. Liên Âu tăng đôi chút với con số 948 triệu USD. Nhật Bản là một nước cam kết viện trợ lớn nhất lên tới 890 triệu USD. Ông Klaus Rohland Giám Ðốc Quốc Gia của Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam thay mặt các nhà tài trợ tỏ ý tán thưởng nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nhưng nói thêm rằng: "Việt Nam cần hiện đại hóa nền kinh tế để tiến xa hơn trong việc gia nhập Tổ Chức Thương Maị Thế Giới – WTO". Theo ông Rohland: "Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thể chế và việc quản lý vốn viện trợ phát triển có hiệu quả hơn". Và "Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thể chế và việc quản lý vốn viện trợ phát triển, đặc biệt là phải kiên quyết hơn trong công tác chống tham nhũng đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA".
Ðúng là Mỹ đang sử dụng vốn đầu tư khổng lồ vào Việt Nam, các Tổ Chức và các nước Cấp Viện cho Việt Nam củng dùng tiền Viện Trợ của họ buộc Viiệt Nam phải thay đổi thể chế, pháp lý, chống tham nhũng, tôn trọng nhân quyền để từng bước Thị Trường Hóa Kinh Tế, Tự Do Hóa xã hội, Dân Chủ Hóa chế độ. Hiện nay theo sự điều tra của một cơ quan kinh tế độc lập có tên là Economist Intelligence Unit, vừa công bố báo cáo về Chỉ Số Dân Chủ 2006, được nghiên cứu trên toàn cầu thì Việt Nam đươc xếp vị trí 145/167 nước được khảo sát về tiønh hình Dân Chủ. Như vậy Việt Nam đang nằm trong nhóm chế độ độc tài, nếu muốn thoát ra khỏi Thân Phận Nước Nhược Tiểu thì phải gấp rút Dân Chủ Hóa chế độ. Việc đầu tiên là phải mở rộng không gian cho những người bất đồng quan điểm, chính kiến sinh hoạt, chấp nhận các tổ chức Ðối Lập công khai, với việc để cho Báo Chí, Truyền Thông Tư Nhân xuất hiện, góp sức quét sạch Quốc Nạn Tham Nhũng, huy động Tinh Thần Ðộc Lập Dân Tộc để Toàn Dân phát huy nội lực quốc gia, chủ động gia nhập tiến triønh Toàn Cầu Hóa. Ðừng để phát ngôn viên Ngoại Giao phản ứng chày cối về lời phát biểu của ông Ðại Sứ Mỹ tại Hànội. Rằng: "Những nhân vật đối lập trong nước bị công an bắt giữ vì họ vi phạm luật pháp Việt Nam, chứ không phải là những nhà ái quốc như cách diễn tả của ông Marine".Cả nhân loại đều hiểu thứ gọi là luật pháp của thế giới Cộng Sản là loại luật pháp áp đặt từ ý chí độc tài độc đoán của đảng, nhằm phục vụ đảng, bảo vệ quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng đối với toàn dân. Nó không nhằm bảo vệ quyền lợi phẩm giá của người dân. Nó đã nói thật rõ qua khẩu hiệu giáo điều của Cộng Ðảng Việt Nam là: Ðảng Lãnh Ðạo, Nhà Nước Quản Lý, Nhân Dân làm Chó. Ở đây không phải là viết sai chữ "Chủ thành Chó", mà chỉ muốn nói lên cho thật đúng với vai trò của người dân theo Cộng Ðảng chủ trương. Vì chỉ có loài chó mới tuyệt đối trung thành với người nuôi dậy của nó, dù có đánh đập, chửi mắng, tàn nhẫn, bỏ đói, thì nó vẫn trung thành với người đó. Hơn 60 năm nay Cộng Ðảng đối với Nhân Dân, mà họ gọi là "Chủ" đâu có khác giø đối với bầy chó mà họ đã thuần hóa. Nhưng nay thì Toàn Dân Việt Nam đã tỉnh thức, quyết đòi lại vị thế "Chủ Nhân" đích thực của mình, và đang được toàn thế giới tiếp tay. Nhà cầm quyền Hànội phải hiểu ra điều đó.
Little Saigon 19/12/2006.
TRỞ LẠI DANH SÁCH CPC NGAY
Lý Ðại Nguyên
Tại Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 22/12/2006, đã diễn ra cuộc điều trần về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới, do dân biểu Christopher Smith, phó chủ tịch ủy ban quan hệ quốc tế của Hạ Viện chủ trì, có sự tham dự của ông Stephen Liston, giám đốc phòng Tự Do Tôn Giáo của bộ ngoại giao Hoa Kỳ và bà Felice Gear đứng đầu ủy ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, một cơ quan độc lập có nhiệm vụ thẩm định tiønh hình tự do tư tưởng và tín ngưỡng trên thế giới. Theo bà Gear thì tuy Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về tự do tôn giáo, nhưng vẫn chưa đủ để xứng đáng rút tên ra khỏi danh sách CPC ‘cần quan tậm đặc biệt’. Bà cho biết: "Theo sự thẩm định của ủy ban chúng tôi, những luật lệ mới về tôn giáo chưa được thực thi đầy đủ, và trong một số trường hợp, những luật lệ này lại được dùng để hạn chế và khống chế tự do của người dân, thay vì bảo vệ họ. Chúng tôi nghĩ rằng, việc giữ tên Việt Nam trong danh sách CPC sẽ chứng tỏ cho họ thấy rằng, mối quan tâm về nhân quyền vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ. Ðiều đó sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy chính phủ Việtnam giải quyết mối quan tâm của Hoa Kỳ".
Ông Stephen Liston cũng thừa nhận rằng, tình hình tôn giáo ở Việtnam chưa phải là hoàn hảo, nhưng Washington cũng cần phải có sự tưởng thưởng cho những nước đã có tiến bộ. Ông nói: "Việc loại tên Việtnam khỏi danh sách CPC, không có nghĩa là đã đạt được tất cả những mục tiêu về tự do tôn giáo. Tuy nhiên, chính phủ Việtnam đã giải quyết những vấn đề cốt lõi từng tạo ra những vụ vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Quyết định không giữ tên Việtnam trong danh sách CPC chính là tín hiệu quan trọng để cho mọi người thấy rằng , mục tiêu của chúng ta là cải thiện môi trường hành đạo của các tín đồ tôn giáo, và khi nào có tiến bộ thì chúng ta sẽ công nhận là có tiến bộ". Ðể trả lời dân biểu Chris Smith, chủ triø cuộc điều trần về câu hỏi: "Nếu Việtnam tiếp tục gây khó dễ cho người theo đạo, không hoàn tất những cam kết đã ký kết với Hoa Kỳ, thì bộ ngoại giao có liệt kê trở lại danh sách CPC không?". Ông Stephen Liston trả lời: "Luật cho phép ngoại trưởng làm điều đó. Việc bị nêu tên trở lại danh sách CPC có thể xẩy ra ngay, chứ không cần đợi tới hết năm 2007, nếu như có bằng chứng rõ rệt về tình trạng tôn giáo ở Việtnam bị đàn áp". Xem vậy, việc lấy tên ra hay để tên Việtnam vào danh sách CPC chỉ là một trong những áp lực giai đoạn của Mỹ, nhằm buộc nhà cầm quyền Cộng Sản Việtnam phải tôn trọng những cam kết đã ký với Mỹ. Ðây cũng là biện pháp đối trị với những thủ đoạn lươn lẹo, che chắn, dối trá của Việtcộng.
Trong khi truyền thông chính thức của cộng sản Việt Nam loan tin đã cấp giấy phép hoạt động cho 2 giáo hội Tin Lành là, Cơ Ðốc Phục Lâm, và Báp Tít Việtnam, được pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi chính đáng, được chính quyền tạo điều kiện trong các sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, trong các hoạt động khác như in ấn, xuất bản kinh sách, xây dựng sửa chữa nơi thờ tự hoặc hội thảo, bồi linh, hiệp nguyện, thì công an lại gia tăng đàn áp giáo hội Tin Lành Mennonite trong dịp lê Giáng Sinh này. Có nghĩa là nhóm tôn giáo nào ngoan ngoãn đứng xếp hàng dưới quyền lãnh đạo của đảng, chịu đứng trong tư thế hiệp hội thuộc Mặt Trận Tổ Quốc và tuân thủ Pháp Lệnh Tin Ngưỡng Tôn Giáo "xin cho" của nhà nước Cộng Sản thì sẽ được cho sinh hoạt hợp pháp. Còn những tôn giáo dân lập luôn luôn giữ tư thế độc lập với chính quyền thì hãy đợi đấy!
Thực ra những thứ gọi là Hiến Pháp, Luật Pháp của nhà nước Cộng Sản Việtnam đối với nguyên tắc "Quyền lực Quốc Gia thuộc về Ý Chí của Toàn Dân" thì những thứ ấy đều là phi pháp, cưỡng từ, đoạt lý, cướp quyền công dân một cách trắng trợn. Một loại Quốc Hội bù nhìn do "đảng cử dân bầu" tạo ra một bản Hiến Pháp 1992, ở Ðiều 4, trao quyền lãnh đạo tuyệt đối cho đảng Cộng Sản, mà không chịu bất cứ thứ trách nhiệm nào, không bị chế tài bởi cơ quan nào, không thông qua trưng cầu dân ý. Thế rồi những điều khoản quan trọng về dân quyền như Ðiều 69: "Công dân có quyền tự do ngôn luận báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tiønh theo quy định của luật pháp". Mới nhìn thì đúng là hiến pháp tôn trọng dân quyền, nhưng nếu để ý tới câu thòng "theo quy định của luật pháp" thì thấy ngay Hiến Pháp đã nhường quyền quyết định tối hậu về những quyền nêu trên cho Luật Pháp. Như vậy Luật Pháp leo lên đầu Hiến Pháp. Chưa hết, luật được Quốc Hội biểu quyết, Chủ Tịch Nước ban hành, nhưng chưa có văn thư hướng dẫn của chính phủ thì cũng cứ nằm đợi đấy. Còn thủ tướng chính phủ phải chờ quyết định của Bộ Chính Trị có cho áp dụng không thì mới ban hành văn thư hướng dẫn. Như vậy rõ ràng Bộ Chính Trị ngồi trên Hiến Pháp, Luật Pháp và Chính Phủ. Một cơ chế quay vòng vòng như vậy thì quốc gia làm gì có Luật Lệ Công Khai Trong Sáng. Chính vì vậy mà Hòa Thượng Quảng Ðộ lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất dân lập đã đưa ra một nhận định chính xác là: "Pháp Nạn của Giáo Hội nằm trong Quốc Nạn của Dân Tộc. Chừng nào quốc nạn chấm dứt thì pháp nạn mới chấp dứt". Bởi vậy, với tư cách một Giáo Hội Dân Lập đã có Hai Ngàn Năm tồn tại trong lòng dân tộc, được tuyệt đại dân chúng tín ngưỡng thì mắc mờ gì phải vội vàng cúi đầu chấp nhận thứ Pháp Lệnh Xin Cho của Việt Cộng.
Ðúng ra các tôn giáo chân chính tồn tại hàng ngàn năm, đâu có đặt sự tồn tại của miønh ở nơi công nhận hay không của thế quyền, mà đặt ở sự tín ngưỡng của dân chúng. Chính vì dân chúng của toàn dân Âu Châu cùng tín ngưỡng Ðạo Thiên Chúa, nên Hoàng Ðế Constantine The Great của Ðế Quốc Lamã, năm 314 chính thức công nhận Thiên Chúa Giáo là Công Giáo của toàn Ðế Quốc. Chính vì vậy mà khi Hồi Giáo phát triển vào Âu Châu đã dẫn tới cuộc thánh chiến kéo dài mấy thế kỷ, đến nay thù oán vẫn cón bám riết 2 tôn giáo cùng thờ Chúa Trời này. Khi Thực Dân cai trị Việtnam họ cũng theo truyền thống Ðế Quốc Lamã, chỉ nhận Thiên Chúa Giáo là Công Giáo còn các tôn giáo khác kể cả Phật Giáo đều là Hiệp Hội. Bởi đấy, mới có cuộc đấu tranh "Biønh Ðẳng Tôn Giáo" ở Việtnam 1963. Năm 1964 các tôn giáo tại Việtnam Cộng Hòa đều được chế độ công nhận là các tôn giáo có tư cách pháp nhân. Do nạn kỳ thị tôn giáo mới đặt ra tính cách pháp lý đối với các tôn giáo, còn theo văn hóa sử nhân loại thì Giáo Quyền và Thế Quyền là hai nhu cầu không thể thiếu được của loài người, hai thứ quyền lực đó phải độc lập với nhau hỗ tương cho nhau để tạo ra cuộc sống người yên vui phát triển. Nếu Giáo Quyền khống chế Thế Quyền hay ngược lại thì xã hội sẽ loạn, lịch sử bế tắc. Chính vì nắm vững nguyên lý đó, nên Hoa Kỳ năm 1791 đã công bố Tu Chính Án Số I. Rằng: "Quốc Hội sẽ không được làm luật thành lập tổ chức tôn giáo, hoặc để cấm đoán quyền tự do tôn giáo; hay giới hạn quyền tự do ngôn luận, hoặc báo chí; hay quyền tụ họp của người dân một cách ôn hòa bất bạo động, và quyền thỉnh nguyên lên chính quyền để khiếu nại về những việc cần được chính quyền làm sáng tỏ". Những nước kết giao toàn diện với Mỹ, mà không hiểu biết về Tu Chính Án Số I này, thì sẽ gặp khó khăn dài dài với Quốc Hội và Dư Luận Mỹ.
Little Saigon 26/12/2006.